Bé nhà bạn đang có triệu chứng?

Biểu hiện:
– Trẻ bú ít hơn bình thường, ngậm ti mẹ nhưng không bú
– Trẻ tự nhiên chán ăn sau một thời gian bú
– Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc/cáu gắt trong giờ ăn
– Trẻ không tăng cân trong vài tháng.
Nguyên nhân:
– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hấp thu dinh dưỡng kém.
– Tác dụng phụ của thuốc thuốc kháng sinh
– Trẻ đang mắc bệnh
– Do sữa mẹ
– Thói quen mẹ cho bé bú không đúng cách
– Trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ
Giải pháp khắc phục:
– Tạo thói quen cho bé bú theo giờ hoặc theo cữ cố định để bé có thể quen dần.
– Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa nhanh hơn
– Cải thiện chất lượng sữa mẹ, mẹ nên chú ý đến chế độ ăn của bản thân, nên ăn những thực phảm tươi mới, hạn chế mùi để có chất lượng sữa được đảm bảo hơn.
– Đổi nhiều tư thế cho bú để bé cảm thấy thoải mái hơn

Biểu hiện:
– Chướng bụng, đầy hơi
– Bú ít hoặc bỏ bú
– Trẻ hay tỉnh giấc giữa đêm, giật mình liên tục trong lúc ngủ
– Trẻ khóc dai dẳng kéo dài 3-4 tuần liên tục, ngày nào cũng khóc trên 2 tiếng.
Nguyên nhân:
– Trẻ sinh non, sinh mổ, sinh nhẹ cân
– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
– Hệ thần kinh chưa hoàn thiện
– Con mọc răng
– Ban ngày hoạt động nhiều
Giải pháp khắc phục:
– Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột
– Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
– Ôm vỗ về, trò chuyện với con

Biểu hiện:
– Bụng bé căng tròn sau khi ăn 1-2 giờ
– Vỗ nhẹ vào bụng sẽ phát ra âm thanh như gõ trống
– Bé ợ hơi, ợ chua sau khi ăn
– Quấy khóc sau khi ăn
– Có thể lười bú và biếng ăn
– Đi tiêu bón hoặc lỏng, Không xì hơi như bình thường
Nguyên nhân:
– Mất cân bằng vi sinh đường ruột
– Bé nuốt phải hơi khi bú hoặc ăn quá nhanh
– Khẩu phần ăn của bé: Quá nhiều tinh bột, ăn dặm sớm, ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa
– Bé uống nhiều kháng sinh , hơn 14 ngày, làm chết vi khuẩn có lợi trong đường ruột
– Mắc 1 số bệnh đường tiêu hóa
Giải pháp khắc phục:
– Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại sinh khí gây đầy hơi, chướng bụng
– Cho trẻ bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu
– Nếu sữa tiết ra quá nhiều, mẹ có thể vắt ra ly rồi đút bằng muỗng cho bé
– Khi bú bình nên cho bé uống từ từ, canh giảm số lượng sữa vừa đủ
– Cần có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, tránh cho ăn liên tục
– Giảm bớt số lượng đạm, bột đường trong khẩu phần ăn dặm

Biểu hiện:
– Quấy khóc, lười ăn
– Đi ngoài ít hơn bình thường: Trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày. Trẻ lớn hơn dưới 3 lần/tuần.
– Đầy bụng, khó tiêu
Nguyên nhân:
– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
– Do chế độ ăn uống của mẹ: Ăn nhiều đồ cay nóng, đồ khó tiêu, ít chất xơ, nhiều đạm và ăn uống thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn ngủ không hợp lý
– Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài
– Do bệnh lý: Đại tràng bị phình to, suy giáp tạng…
Giải pháp khắc phục:
– Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé
– Ngâm hậu môn bằng nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút.
– Massage bụng cho bé
– Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ v sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

Biểu hiện:
– Tần suất đi ngoài của trẻ nhiều hơn mức bình thường: từ 3 lần trở lên/ngày
– Đi ngoài phân lỏng, phân nát, phân nhiều nước, dạng lổn nhổn hoặc nước, mùi tanh, có bọt, màu xanh hoặc vàng, có thể có máu.
– Bỏ bú, chán ăn.
– Nôn ói vài lần hoặc thường xuyên.
– Mất nước do đi ngoài và nôn nhiều, sút cân, chậm tăng cân.
– Môi khô
Nguyên nhân:
– Dùng kháng sinh
– Nhiễm Rota virus
– Nhiễm khuẩn ruột
– Bất dung nạp lactose
Giải pháp:
– Bổ sung sớm nước, điện giải
– Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng
– Bổ sung lợi khuẩn giúp ức chế vi khuẩn có hại gây tiêu chảy, làm lành tổn thương đường ruột, cân bằng hệ vi sinh, cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả

Biểu hiện:
– Tiêu chảy phân lỏng phân lỏng có bọt khí hoặc toàn nước chua
– Dễ nôn trớ sau khi uống sưa
– Đau bụng và co thắt dạ dày
– Đầy hơi
– Xì hơi
Nguyên nhân:
– Nguyên phát: Thiếu lactase tương đối
– Thứ phát: Do tổn thương ruột non sau viêm dạ dày ruột do siêu vi (Rotavirus),
– Bẩm sinh: Rất hiếm gặp, biểu hiện ngay sau sinh do rối loạn nhiễm sắc thể, gây ngăn cản sản xuất men lactase.
Giải pháp khắc phục:
– Cho bé sử dụng sữa Free – lactose
– Bổ sung Enzyme
– Tăng dần lượng lactose trong khẩu phần ăn
– Bổ sung lợi khuẩn đường ruột

Để lại câu hỏi cho AB Kolicare




    AB – Kolicare

    517.000 VNĐ

    Men Vi Sinh Cho Trẻ Infant Colic (Khóc dạ đề), Lười Bú, Đầy Hơi, Nôn Trớ, Táo Bón, Loạn Khuẩn,..

    Chứa 2 probiotics độc quyền, được cấp bằng sáng chế quốc tế
    Dung tích: 8ml

    Mã: ab-Kol-1101 Danh mục:
    Đọc tiếp

    AB – Kolicare Digest

    528.000 VNĐ

    Men Vi Sinh Phòng Ngừa Và Cải Thiện Tiêu Chảy Do Trẻ Dùng Kháng Sinh, Nhiễm Virus, Vi Khuẩn

    Chứa chủng LGG được khuyến nghị hàng đầu trong chỉ định tiêu chảy Nhi khoa
    Dung tích: 10ml

    Mã: ab-Kol-1088 Danh mục:
    Đọc tiếp

    Câu hỏi thường gặp

    Câu hỏi 1: Men vi sinh (Probiotic) là gì?

    Trả lời:
    Men vi sinh còn gọi là probiotic – là các chế phẩm chứa vi sinh vật có ích cho đường ruột, khi uống vào sẽ giúp cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và có lợi cho sức khỏe của trẻ. Những vi khuẩn có ích này khi vào đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn tốt, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, tăng cường hệ miễn dịch vào bảo vệ đường ruột. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, trẻ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

    Câu hỏi 2: Trong khuyến cáo của WHO về một chế phẩm probiotic có nói đến chi, loài, chủng, vậy chủng là gì và tại sao WHO lại khuyến cáo sản phẩm probiotics phải là các chủng?

    Trả lời:
    “Chủng” (strain) là một khái niệm dùng để phân loại vi sinh vật, thấp hơn khái niệm “loài”. Ví dụ, khi nói đến:

    Lactobacillus reuteri DSM 17938 (L. reuteri Protectis®) thì:
    Lactobacillus: là Chi,
    Reuteri: là Loài,
    DSM 17938: là Chủng.

    Mỗi Chủng có những lợi ích khác nhau đối với sức khỏe con người.
    Ví dụ, cùng thuộc loài L.reuteri, nhưng:
    Chủng DSM 17938 có tác dụng tăng cường sức khoẻ tiêu hoá,
    Chủng ATCC PTA 6475 có tác dụng chống viêm và dùng trong bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, Chủng ATCC PTA 5289 lại được dùng trong các bệnh về răng miệng…

    Vì vậy, không thể ngoại suy tác dụng của chủng này cho chủng khác được kể cả khi chúng thuộc cùng một loài. Chính vì điều này WHO đã khuyến cáo một sản phẩm probiotic thực sự phải được xác định rõ Chủng.

    Câu hỏi 3: Thế nào là một Probiotic an toàn?

    Trả lời:

    Theo khuyến cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) thì một chế phẩm probiotics được xem là an toàn nếu đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau đây:

    – Độ an toàn đã được chứng minh qua các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (in vitro) và trên lâm sàng (thực hiện trên người – In vivo).

    – Được chứng nhận về độ an toàn bởi các Cơ quan Quản lý Thực phẩm uy tín trên thế giới như Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US FDA).

    Câu hỏi 4: Men vi sinh có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ?

    Trả lời:

    Men vi sinh đã được chứng minh lâm sàng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và giúp chống lại rất nhiều bệnh tật phát sinh từ bên trong đường tiêu hóa…

    Ngoài ra, nó còn hàng loạt những ích lợi quan trọng như:

    – Điều chỉnh sự cân bằng của hệ vi sinh trong đường ruột.

    – Ức chế các vi khuẩn có hại.

    – Phòng ngừa tiêu chảy và táo bón

    – Tăng cường hệ thống miễn dịch.

    – Tăng cường cung cấp các Vitamin và chất dinh dưỡng.

    – Cải thiện chứng bất dung nạp đường Lactose.

    Câu hỏi 5: Khi nào thì trẻ cần bổ sung men vi sinh?

    Trả lời:

    Men vi sinh được chỉ định dùng cho trường hợp đường ruột bị rối loạn hệ khuẩn với biểu hiện như: Tiêu chảy, đi ngoài phân sống, khó tiêu, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, đau bụng colic (khóc dạ đề)… Lúc này trẻ cần được bổ sung men vi sinh để khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, hạn chế nhiễm trùng hệ tiêu hóa, để đường ruột khỏe mạnh hơn, giúp tiêu hóa nhanh hơn, ngừa chứng lười bú, biếng ăn

    Câu hỏi 6: Men vi sinh có dùng được lâu dài không?

    Trả lời:

    Men vi sinh nằm trong danh mục thực phẩm bảo vệ sức khỏe (hay còn gọi là thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung) chứ không phải là thuốc. Chúng có thể được sử dụng kéo dài để hỗ trợ sức khỏe nói chung như một phần của lối sống lành mạnh – chứ không phải là 1 biện pháp khắc phục nhanh chóng hoặc một liệu trình điều trị đôi ba ngày là khỏi vấn đề gặp phải. Vậy, có nên dùng men vi sinh kéo dài cho trẻ hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ. Trong trường hợp thỉnh thoảng mới bị rối loạn tiêu hóa, hoặc chỉ bị tiêu chảy sau một đợt dùng thuốc kháng sinh thì bạn chỉ cần dùng men vi sinh theo đợt cho bé. Ví dụ như dùng men vi sinh trong khi bị rối loạn tiêu hóa, trong và sau khi dùng thuốc kháng sinh, để thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm mất cân bằng vi sinh đường ruột.

    Nếu bé nhà bạn thường xuyên bị đầy hơi chướng bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy và táo bón xen kẽ và kéo dài, lười bú thì nên bổ sung men vi sinh thường xuyên và kéo dài hơn.

    Câu hỏi 7: Trẻ biếng ăn, lười bú bổ sung men vi sinh có hiệu quả không?

    Trả lời:

    Biếng ăn, lười bú xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khá phổ biến thường gặp là liên quan đến đường tiêu hóa. Khi trẻ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như: Tiêu chảy, nôn trớ, đầy hơi, phân sống, táo bón, đau bụng colic… thì đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn. Đối với những trường hợp này, việc sử dụng men vi sinh có thể giúp bé cải thiện được tình trạng lười bú, biếng ăn ở trẻ.

    Câu hỏi 8: Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm virus, vi khuẩn hay dùng kháng sinh thì nên lựa chọn men vi sinh như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất?

    Trả lời:

    Theo danh sách trong Chỉ định Nhi khoa bảng 9 (trang 23,24) về hướng dẫn toàn cầu về sử dụng Probiotic và Prebiotic của Tổ chức Tiêu hóa thế giới công bố về điều trị tiêu chảy đối với các chỉ định như: Điều trị cấp tính viêm dạ dày ruột, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, nhiễm trùng ruột, nhiễm vi khuẩn, virus… thì Lactobacillus rhamnosus GG (LGG) là probiotic được khuyến nghị hàng đầu.

    Do vậy, khi bé bị bị tiêu chảy do nhiễm virus, vi khuẩn hay dùng kháng sinh thì mẹ nên ưu tiên chọn men vi sinh có chứa chủng lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus GG (LGG).

    Câu hỏi 9: Cần lưu ý gì khi bổ sung men vi sinh cho trẻ?

    Trả lời:

    Khi bổ sung men vi sinh cho con, nhiều mẹ hay gặp phải một số những sai lần cần lưu ý thay đổi ngay:

    – Pha men vi sinh sai nhiệt độ: Không nên pha men vi sinh với các thực phẩm (sữa, thức ăn…) ở nhiệt độ quá nóng. Cần pha men vi sinh với các thực phẩm ở nhiệt độ dưới 37,5 độ .

    – Bảo quản sai cách: Chúng ta nên bảo quản men vi sinh ở nhiệt độ mát 25 độ C.

    – Uống sai thời điểm: Không bổ sung men vi sinh cùng lúc với kháng sinh, nếu trẻ đang uống kháng sinh, cần cho trẻ uống men vi sinh sau nhau 2-4 tiếng, nên cho bé uống men vi sih khi đói và nên uống men vi sinh trước ăn 30p – 1 tiếng hoặc sau ăn 2 tiếng. Lúc này dạ dày rỗng, men vi sinh đi qua dạ dày nhanh hơn, hạn chế được các tác động của acid. Tuy nhiên với trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa của con vẫn còn rất nhạy cảm, cách uống men vi sinh tốt nhất là sau ăn 30 phút. Đây là lúc dạ dày của con không quá đói cũng không quá no

    – Thời gian uống chưa đủ: Cần bổ sung men vi sinh từ duy trì trong khoảng 30-40 ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.