Bệnh tiêu chảy và các câu hỏi thường gặp nhất

Tiêu chảy là bệnh lý đường tiêu hóa có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những kiến thức về vấn đề tiêu chảy vẫn chưa được phổ cập rộng rãi. Vì vậy, có nhiều người bệnh không biết cách điều trị hoặc điều trị sai cách tại nhà. Do đó, tình trạng tiêu chảy có thể trở nên trầm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp về bệnh tiêu chảy, từ đó giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

 Bệnh tiêu chảy và các câu hỏi thường gặp nhất
Tiêu chảy là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến

Bệnh tiêu chảy là bệnh gì?

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ ba lần trở lên trong một ngày. Khi bệnh kéo dài dưới 14 ngày thì được gọi là tiêu chảy cấp. Nếu tình trạng cứ dai dẳng và liên tục trên 14 ngày thì gọi là tiêu chảy kéo dài hay tiêu chảy mạn tính

Ai có thể bị tiêu chảy?

Tiêu chảy và tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Mỗi năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, trong đó 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Nguyên nhân gây tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là biểu hiện cho thấy cơ thể đang cố gắng loại bỏ các vi khuẩn và các tác nhân độc hại ra khỏi hệ tiêu hóa. Vì vậy, thông thường, tiêu chảy chỉ kéo dài một đến vài ngày. Có nhiều nhân gây nên bệnh tiêu chảy như: Nhiễm virus, vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm hay các vấn đề về đường ruột.

  • Virus, vi khuẩn và ký sinh trùng: Các virus như Rotavirus, vi khuẩn như Salmonella hoặc ký sinh trùng như Giardia đều có thể gây tiêu chảy. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, có rất nhiều khuyến cáo nên tiêm vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus cho trẻ càng sớm càng tốt.
  • Ngộ độc thực phẩm: Đây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp. Ở người lớn, tiêu chảy do ngộ độc rất phổ biến. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng gồm nôn mửa và có xu hướng hết trong vòng 24 giờ.
  • Các nguyên nhân liên quan đến đường ruột như bệnh ruột kích thích, dị ứng thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy. Hội chứng ruột kích thích có thể gây tiêu chảy kèm theo các cơn đau thắt bụng.
Tiêu chảy là biểu hiện cho thấy cơ thể đang cố gắng loại bỏ các vi khuẩn và các tác nhân độc hại ra khỏi hệ tiêu hóa. Vì vậy, thông thường, tiêu chảy chỉ kéo dài một đến vài ngày. Có nhiều nhân gây nên bệnh tiêu chảy như: Nhiễm virus, vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm hay các vấn đề về đường ruột.
Nhiễm virus, vi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp

Dấu hiệu nào để nhận biết bệnh tiêu chảy?

Dấu hiệu đầu tiên và quan trọng để nhận biết tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Đặc biệt lưu ý đến độ đặc, rắn và lượng nước trong phân. Nếu đi ngoài nhiều lần mà phân bình thường thì không gọi là tiêu chảy.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, khát nước, kiệt sức. Còn trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy thì có thể quấy khóc, bỏ bú,…

Tuy nhiên, để đánh giá mức độ tiêu chảy thì cần lưu ý thêm các dấu hiệu sau:

Tiêu chảy mất nước nặng: Có hai trong các dấu hiệu sau:

  • Ngủ li bì, khó đánh thức
  • Mắt trũng sâu
  • Không uống được hoặc uống rất kém
  • Khi véo da, dấu véo mất rất chậm. Cho thấy da mất độ đàn hồi nặng.

Tiêu chảy có mất nước: Có hai trong các dấu hiệu sau:

  • Người vật vã, kích thích
  • Mắt trũng
  • Cảm thấy rất khát, uống nước hoặc dịch háo hức
  • Khi véo da, dấu véo mất chậm hơn bình thường nhưng cảm giác da vẫn có độ đàn hồi.

Tiêu chảy không mất nước: Không có đủ dấu hiệu để phân loại có mất nước hay mất nước nặng.

Điều trị tiêu chảy như thế nào cho hiệu quả?

Có nhiều phác đồ hướng dẫn để điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên, chỉ có tình trạng tiêu chảy không có dấu hiệu mất nước mới được điều trị tại nhà. Khi người bệnh có các triệu chứng bị mất nước thì cần đưa đến cơ sở y tế để được điều trị an toàn và hiệu quả.

Đối với người bệnh tiêu chảy không mất nước, thì cần uống nhiều dịch hơn bình thường bằng cách uống oresol, nước cháo muối, nước súp rau quả hay súp thịt và các dịch không chứa muối như nước sôi để nguội, nước cơm, nước dừa,… Nếu người bệnh là trẻ sơ sinh thì mẹ có thể cho trẻ bú lâu hơn thường ngày để bù nước và dưỡng chất. Nên bù dịch sau mỗi lần đi ngoài hoặc khi cảm thấy khát. Duy trì việc bù nước cho đến khi ngừng tiêu chảy.

Ngoài ra, người bệnh không được uống các nước có gas, các thức uống đóng chai chứa nhiều đường và cần ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.

Song song với việc bù dịch, bổ sung thêm các chủng lợi khuẩn như Bifidobacterium, LactobacillusBacillus cũng giúp làm giảm số lần đi ngoài và thời gian tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

Hiện nay, men vi sinh AB – Kolicare Digest đang là sản phẩm men vi sinh được nhiều bác sĩ BV Nhi TW; BV Nhi Đồng TP… tin tưởng lựa chọn đầu tay cho bé trong các trường hợp tiêu chảy ở trẻ, đặc biệt là tiêu chảy do kháng sinh, tiêu chảy nhiễm khuẩn, tiêu chảy cấp do Rotavirus,… Với công thức hiệp đồng lợi khuẩn độc quyền, trong đó bao gồm chủng lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus GG (LGG), AB – Kolicare Digest hiệu quả nhanh gấp nhiều lần so với loại men vi sinh thông thường.

Song song với việc bù dịch, bổ sung thêm các chủng lợi khuẩn như Bifidobacterium, Lactobacillus và Bacillus cũng giúp làm giảm số lần đi ngoài và thời gian tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
Bù nước, điện giải là phương pháp điều trị tiêu chảy tại nhà

Tiêu chảy gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, tìm hiểu các kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn và người thân chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa và điều trị tiêu chảy tốt hơn. Nếu còn thắc mắc về vấn đề tiêu chảy, hãy nhắn tin cho chúng tôi qua Zalo hoặc Messenger để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG

Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam

- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội

- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.

- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213

- Zalo: 0943919116

Bài viết liên quan