Phòng bệnh tiêu chảy cấp mùa nắng nóng ở trẻ là việc làm rất cần thiết đối với cha mẹ. Bởi đây là một căn bệnh phổ biến thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè và có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời. Sau đây là những kiến thức liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp cha mẹ có thể tham khảo để biết cách xử lý đúng cách.
Nội dung
Vì sao trẻ hay bị mắc bệnh tiêu chảy cấp vào mùa hè
Bệnh tiêu chảy cấp liên quan đến việc đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nấm men…Thực ra bệnh này vào mùa nào cũng có thể gặp phải, tuy nhiên vào mùa hè khí hậu nóng ẩm đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi trùng, nấm…phát triển mạnh mẽ nên càng dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh tiêu chảy cấp
Do vệ sinh thực phẩm không đảm bảo: Bởi mùa hè nhiệt độ cao, thức ăn cũng dễ bị lên men, nhiễm khuẩn, bị ôi nên nếu ăn phải dễ khiến đường ruột bị nhiễm khuẩn.
Môi trường sống và nguồn nước bị ô nhiễm: vào mùa nóng các loại côn trùng cũng sinh sản nhiều như ruồi, muỗi, chuột, gián. Những loại này có thể gây ô nhiễm cho môi trường sống và nước.
Do thói quen sinh hoạt của trẻ: trẻ thường hay có thói quen ngậm tay và chưa có thói quen rửa tay trước khi ăn nên dễ dàng đưa vi khuẩn vào đường tiêu hóa gây ra bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy cấp có gây nguy hiểm không?
Bệnh tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Bởi tiêu chảy cấp gây tình trạng mất nước, mất muối nghiêm trọng và còn gây suy dinh dưỡng nặng ở trẻ. Vì thế cha mẹ nên lưu ý nếu trẻ mắc phải những triệu chứng tiêu chảy cấp dưới đây phải được xử lý sớm.
Dấu hiệu tiêu chảy cấp: trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, lờ đờ, nôn trớ, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày. Kèm theo đó có thể trẻ bị sốt, đi phân nhầy đôi khi có máu, đau quặn bụng…
Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, người chăm sóc trẻ cần tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây để giúp trẻ mau phục hồi và tránh được tình trạng nguy hiểm:
Cung cấp đủ nước
Bệnh này nguy hiểm nhất là gây mất nước và muối khoáng khiến cơ thể bị suy kiệt. Vì thế nên cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Nếu trẻ bú mẹ cần cho bú nhiều hơn, lâu hơn, với trẻ lớn hơn có thể bổ sung thêm nước trái cây, sữa, nước dừa… Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga như pepsi, coca…
Nếu trẻ tiêu chảy nhiều có thể khiến cơ thể bị mất muối khoáng nên cần bổ sung thêm nước điện giải như Oresol sau mỗi lần đi hay nôn ói.
Cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
Với trẻ bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên. Với trẻ lớn thì mẹ nên cho ăn những thức ăn dạng lỏng mềm giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sữa bộ…Có thể chia làm nhiều lần để tránh tình trạng bị nôn ói.
Khi nào nên cho trẻ đi khám
Khi trẻ bị tiêu chảy cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh tùy tiện mà nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc chăm sóc đảm bảo vệ sinh, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thì phụ huynh cũng phải lưu ý những dấu hiệu nghiêm trọng để cho trẻ thăm khám. Phụ huynh nên lưu ý số lần đi tiêu chảy của trẻ bao nhiêu lần trong ngày và tình trạng phân của trẻ để thông báo với bác sĩ khi cần thiết.
Nếu trẻ bú kém, bỏ bú, bỏ ăn, sốt cao liên tục 39-40 độ, phân có máu, nôn ói nhiều, khát nước liên tục thì nên cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cần giữ vệ sinh sạch sẽ và cách ly nguồn bệnh
Bệnh tiêu chảy cấp có thể bị lây qua đường tiêu hóa nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ. Vì thế nếu nhà có người bị tiêu chảy cấp mẹ nên cách ly bé với người bệnh để phòng tránh lây lan sang cho trẻ.
Phương pháp phòng chống tiêu chảy cấp ở trẻ
Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ phụ huynh nên chú ý những biện pháp sau:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, vì sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ phòng ngừa bệnh tiêu chảy, hô hấp rất hiệu quả.
- Đảm bảo vệ sinh nguồn thực phẩm, nguồn nước sử dụng, đảm bảo ăn chín uống sôi.
- Tập thói quen ăn uống lành mạnh, không nên uống nước bán rong vì dễ bị nhiễm khuẩn.
- Tập trẻ có thói quen thường xuyên rửa tay, nhất là trước khi ăn. Việc giữ vệ sinh đôi tay giúp giảm 50% bệnh về đường tiêu hóa.
- Cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Tiêm ngừa đầy đủ các loại vacxin về bệnh tiêu chảy, nhất là cần cho trẻ uống vacxin Rota ở giai đoạn từ 2-6 tháng tuổi.
- Bổ sung men vi sinh lợi khuẩn khi cần thiết để giúp hệ đường ruột của trẻ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
-
AB – Kolicare Digest528.000 VNĐ
Khi trẻ bị tiêu chảy thì việc chăm sóc trẻ là điều vô cùng quan trọng. Với những kiến thức về phòng bệnh tiêu chảy cấp mùa nắng nóng ở trẻ được chia sẻ mong sẽ giúp phụ huynh có thêm kinh nghiệm để chăm sóc trẻ khi cần thiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG
Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam
- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.
- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213
- Zalo: 0943919116