Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Nhiều mẹ lần đầu nuôi con rất lo lắng khi gặp tình trạng bé nôn trớ sữa. Mặc dù đã tìm nhiều cách khắc phục nhưng không thuyên giảm, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Đừng lo, AB Kolicare sẽ giúp mẹ có cái nhìn toàn diện, về tình trạng nôn trớ của con ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân do sinh lý:
Đó là về sai lầm trong cách ăn uống. Các mẹ cho các con ăn quá no, quá cữ của dạ dày nên rất dễ bị nôn trớ. Các mẹ quấn tã cho con quá chặt hoặc con vừa bú xong thì đặt con nằm ngay. Nô đùa, chơi với con khiến các con cười đùa sẽ gây ra hiện tượng nôn trớ. Hoặc khi các mẹ cho con bú mẹ hoặc là bú bình, không cho con bú sâu vào bên trong quầng vú, nên khi các con bú sẽ nuốt kèm hơi vào dạ dày, làm đầy chướng bụng và dễ gây nôn trớ hơn.
Nguyên nhân do bệnh lý:
Tình trạng bệnh lý gây nôn trớ phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh là rối loạn tiêu hoá. Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng không cân đối, trẻ sinh non, sinh mổ nên bị thiếu hụt đi phần lớn lợi khuẩn có ích với đường ruột. Lúc này, những vi khuẩn có hại phát triển và chiếm ưu thế hơn. Chúng gây ra những tổn thương trong hệ tiêu hoá, giảm khả năng tiêu hoá thức ăn. Bé hay gặp tình trạng đầy chướng bụng, khó tiêu, nôn trớ và có thể tiêu chảy hoặc táo bón.
Ngoài ra, nôn trớ có thể do một số bệnh lý gây tắc hẹp đường tiêu hóa như tắc ruột, xoắn ruột, teo ruột, hẹp phì đại môn vị. Các tình trạng viêm nhiễm như: viêm dạ dày, viêm đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi họng cũng có thể gây nôn trớ.
2. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và thường không gây hại. Nếu là nôn trớ do sinh lý thì bố mẹ không cần lo ngại. Tuy nhiên, khi tình trạng nôn trớ trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và lượng thức ăn nôn trớ ra rất nhiều thì đã trở thành bệnh lý, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Tổn thương trực tiếp do nôn trớ gây ra:
Do acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản và làm tổn thương các cơ quan như: niêm mạc thực quản – viêm họng, chất nôn không chỉ có sữa mà còn có chất nhày và máu, ợ chua do acid trào lên thực quản, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc. Trẻ rơi vào tình trạng biếng ăn và sợ ăn do cảm giác mệt mỏi mỗi khi nôn trớ xong. Biểu hiện nghẹt thở do 1 số chất trong dạ dày trào lên thực quản, làm tắc nghẽn đường thở dẫn đến trẻ khó thở, tím tái. Ngoài ra nôn trớ còn có thể gây nghẹt mũi do acid trong dạ dày, có thể đi đến phía sau khoang mũi, gây viêm và dẫn đến nghẹt đường mũi. Khiến dạ dày bị tổn thương, dễ gây viêm thậm chí là xuất huyết dạ dày
Ảnh hưởng chức năng lâu dài khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ:
Do trẻ hay nôn trớ mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng khi nôn quá nhiều và liên tục dẫn đến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, chậm lớn và còi cọc hơn so với các bạn cùng trang lứa. Là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa: đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,… cơ thể mệt mỏi suy yếu vì kém hấp thu dinh dưỡng. Suy giảm miễn dịch và sức đề kháng của trẻ. Làm chậm quá trình phát triển trí não do thiếu các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của não bộ như Cholin, DHA, Lutein, Taurine,….
Khi nào cần đưa trẻ bị nôn trớ đi khám bác sĩ
Trẻ sơ sinh nôn trớ kéo dài gây trở ngại lớn với sức khỏe của trẻ,.mẹ cần phải nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo khi tình trạng nặng nề hơn. Liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa nếu có các triệu chứng sau:
- Không tăng cân hoặc tăng cân rất chậm, quấy khóc nhiều.
- Nôn trớ mạnh, thức ăn/ sữa bắn ra khỏi miệng trẻ với áp lực lớn ( còn gọi là nôn do đạn bắn), chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
- Nôn ra máu hoặc chất liệu màu bã cà phê.
- Trẻ mệt mỏi, từ chối cho ăn/ bú nhiều lần liên tục.
- Âm thanh ọc ọc, tắc nghẽn hoặc thở khò khè khi bú.
- Khó thở, thở nhanh, cơn ngưng thở, tím tái, lồng ngực rút lõm.
- Có máu trong phân.
Để giảm khả năng xuất hiện những triệu chứng về nôn trớ bệnh lý nguy hiểm ở trên. Mẹ có thể sử dụng những sản phẩm bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ như men tiêu hóa ngay từ lúc mới sinh. Đây có thể được coi là một trong những cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.
Mẹ nên sử dụng các loại men vi sinh được phân lập đến chủng, có các bằng chứng nghiên cứu lâm sàng chứng minh và được các tổ chức uy tín trên Thế Giới khuyên dùng.
Mẹ có thể tham khảo men vi sinh AB Kolicare – Top 04 men vi sinh tốt nhất trên thế giới được phân lập từ đường ruột của bé sơ sinh khoẻ mạnh và được công nhận mức an toàn cao nhất- GRAS từ tổ chức FDA Hoa Kỳ. AB Kolicare là sản phẩm nổi trội của hãng AB -Biotics (Tây Ban Nha) được cấp bằng sáng chế thế giới và đăng ký bản quyền trên hệ thống quốc tế WO2015018883.
Men vi sinh AB Kolicare đã có mặt trên nhiều quốc gian lớn và hiện đang được phân phối tại hệ thống bệnh viện Sản – Nhi TW…, hệ thống nhà thuốc và cửa hàng mẹ & bé.
Để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, các ba mẹ nên mua tại các điểm phân phối chính hãng hoặc đặt online qua hệ thống website, fanpage, hotline của AB Kolicare.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG
Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam
- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.
- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213
- Zalo: 0943919116