Trẻ ăn dặm bị táo bón là là hiện tượng trẻ đi tiêu không hết, không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu. Tình trạng này làm cho trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu và nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, táo bón ở trẻ sơ sinh luôn là vấn đề mà phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng có các kiến thức cơ bản để chăm sóc trẻ ăn dặm bị táo bón. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin để nhận biết tình trạng táo bón khi trẻ còn ăn dặm. Từ đó giúp ba mẹ lựa chọn các cách điều trị táo bón hiệu quả tại nhà cho trẻ.
Nội dung
Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi với thực phẩm mới
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ phải làm quen với thực phẩm cứng hơn, kích thước to hơn, đặc hơn so với giai đoạn chỉ bú sữa mẹ. Đồng thời, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ phải “vật lộn” để nghiền nát thức ăn nên cha mẹ dễ dàng quan sát thấy những thay đổi quan trọng trong phân của trẻ như màu sắc, số lượng, mùi, tần suất đại tiện…Thỉnh thoảng mẹ còn thấy cả khối thức ăn trong tã của trẻ.
Nhưng mẹ không cần quá lo lắng vì hệ tiêu hóa của trẻ đang thích nghi với việc trẻ ăn thức ăn hoàn toàn.
Trẻ bị thiếu nước
Táo bón ở trẻ ăn dặm còn do trẻ bị thiếu nước cộng với việc hệ tiêu hóa đang phải thích nghi với thực phẩm mới sẽ dẫn tới tình trạng phân cứng, khô, khó đẩy ra ngoài.
Phụ huynh cần lưu ý để tránh táo bón ở trẻ ăn dặm, cần nhớ bổ sung nước cho trẻ đúng nhu cầu.
Chế độ ăn dặm của trẻ thiếu chất xơ
Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống của trẻ cũng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm và trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào. Vậy nên cần nhớ bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
Trẻ khi bắt đầu ăn dặm dễ bị táo bón bởi nhiều nguyên nhân. Song, các nguyên nhân thường gặp nhất là
Lựa chọn thời điểm ăn dặm quá sớm so với độ tuổi
Trẻ có xu hướng đưa môi đón thức ăn cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn dặmTheo khuyến cáo từ chuyên gia, thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên không ít mẹ bỉm sữa cho con ăn dặm sớm hơn. Và một số trẻ lại có thời gian ăn dặm muộn hơn 6 tháng. Vì vậy hãy đánh giá thời điểm ăn dặm phù hợp với thể trạng của trẻ để tránh gây “quá tải” cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Cha mẹ có thể nhận biết thời điểm ăn dặm phù hợp thông qua một số dấu hiệu chỉ điểm như:
– Trẻ có hứng thú với đồ ăn được cha mẹ đưa cho.
– Trẻ thích được ngồi ăn và ăn đồ ăn cùng gia đình.
– Trẻ có thói quen lấy thức ăn đưa vào miệng.
– Trẻ có xu hướng đưa môi nhận thức ăn.
Trẻ không được bú mẹ đủ
Sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng quan trọng và vô cùng quý giá hơn bất kỳ thực phẩm nào, nhất là đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên không ít mẹ bỉm sữa nghĩ rằng ăn dặm sẽ đầy đủ chất hơn cho trẻ và khi bắt đầu ăn dặm giảm hoặc cắt nguồn sữa mẹ của trẻ. Đây là một sai lầm nghiêm trọng! Trên thực tế, thực phẩm ăn dặm của trẻ dù giàu dinh dưỡng đến đâu cũng không thể giúp bổ sung dưỡng chất chỉ có trong sữa mẹ điển hình là kháng thể, enzym,…
Vì vậy ngay cả khi trẻ đã ăn dặm thì việc bú sữa mẹ vẫn cần được duy trì đầy đủ để giúp trẻ không bị thiếu hụt dinh dưỡng và ngừa táo bón hiệu quả.
Pha sữa đặc
Không phủ nhận rằng từ khi sinh ra đến khi trẻ ăn uống như người bình thường, thức ăn dần thay đổi về độ cứng và độ đặc. Tuy nhiên không vì thế mà khi trẻ chuyển sang ăn dặm, sữa lại cần pha đặc hơn.
Đây là thói quen gây tác động xấu đến trẻ bởi:
– Hệ tiêu hóa rất dễ bị quá tải do lượng nước phù hợp không đủ
– Sữa không được pha đủ lượng nước không đạt đến độ dinh dưỡng cao nhất.
– Gia tăng nguy cơ tiêu chảy hoặc táo bón cho trẻ.
Vì thế, ngoài việc sử dụng sữa mẹ, nếu trẻ được sử dụng sữa công thức hãy pha sữa đúng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
Ngoài các nguyên nhân trên thì còn rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ ăn dặm bị táo bón như thay đổi đột ngột bột ăn dặm, chế biến thực phẩm chưa khoa học, trẻ bị thay đổi tâm lý,…. Và một số trường hợp trẻ bị táo bón do bị sa trực tràng,…. Cha mẹ nên quan sát sinh hoạt, chế độ ăn cũng như biểu hiện hàng ngày của trẻ để sớm xác định nguyên nhân và khắc phục hiệu quả.
Mách mẹ 6 phương pháp điều trị trẻ ăn dặm bị táo bón
Cho trẻ uống đủ nước
Uống đủ nước là biện pháp hiệu quả nhất không chỉ giúp phòng ngừa táo bón ở trẻ mà còn giúp cho trẻ được tuần hoàn máu tốt hơn, cung cấp đầy đủ nước tới các bộ phận của cơ thể.
Bổ sung nước cho trẻ thông qua sữa mẹ, thực phẩm, uống nước đầy đủ.
Bổ sung xơ trong chế độ ăn
Xơ là yếu tố quan trọng giúp trẻ ngừa táo bón hiệu quả. Cha mẹ bổ sung xơ thông qua rau xanh cho trẻ tập ăn dặm bằng cách xay, mịn rau củ trong cháo, bột cho trẻ.
Pha sữa đúng tỷ lệ
Pha sữa đúng tỷ lệ và đúng hướng dẫn rất quan trọng. Ngoài sữa bột, sữa công thức thì các loại bột ăn dặm cho trẻ cũng cần pha đúng tỷ lệ để đảm bảo dinh dưỡng tối đa, ngừa táo.
Mát xa bụng cho trẻ
Thực hiện mát xa bụng cho trẻ trước khi đi ngủ bằng cách: đặt trẻ nằm ngửa trên giường và xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ và thực hiện ngược lại trong khoảng 15 phút. Lưu ý trước khi mát xa, cha mẹ cần rửa sạch tay và giữ tay ấm. Việc mát xa thường xuyên sẽ kích thích trẻ tiêu hóa tốt hơn, nhu động ruột hoạt động nhiều hơn và giúp trẻ dễ đi tiêu.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Táo bón là một trong những biểu hiện hàng đầu thể hiện bé bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tình trạng trên kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm giảm hấp thu dinh dưỡng ở trẻ, từ đó dẫn đến miễn dịch kém, đề kháng kém. Vì vậy, việc bổ sung men vi sinh nhằm giúp tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, hỗ trợ khôi phục chức năng bình thường của hệ tiêu hóa và tăng tần suất thải phân, giảm chứng táo bón một cách hiệu quả.
Bố mẹ có thể lựa chọn men vi sinh AB – Kolicare – men vi sinh hỗ trợ cải thiện đường ruột đến từ Tây Ban Nha là sản phẩm an toàn và hiệu quả dành cho bé. Sản phẩm bổ sung Pediococcus pentosaceus CECT 8330, giúp củng cố và tăng cường hệ tiêu hóa cho bé, giúp hạn chế đau bụng, đầy hơi, táo bón,… cho bé ăn ngon – ngủ khỏe hơn mỗi ngày.
Lưu ý và phòng ngừa táo bón cho trẻ ăn dặm
Để phòng ngừa chứng táo bón cho trẻ khi ăn dặm, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Nên có một thực đơn ăn dặm cho bé
Một chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh và quả chín sẽ là loại “vũ khí” hàng đầu giúp trẻ đẩy lùi bệnh táo bón. Các mẹ có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho bé ăn dặm như sau:
– Cần cung cấp đủ 2 bữa bột/ngày: Mỗi bữa bột chỉ khoảng 200ml và có đủ các nhóm chất dinh dưỡng gồm đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
– 700-800ml sữa mỗi ngày
– Cần có 1-2 bữa phụ: Mẹ có thể bổ sung trái cây tươi hoặc các loại nước ép, sữa chua
Mẹ cũng nên lựa chọn các loại rau mang tác dụng nhuận tràng để nấu bột cho trẻ như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền,… để giúp bé dễ đi đại tiện hơn và phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Chú ý việc đi ngoài của bé
Mẹ nên ghi chú lại tần suất đi ngoài của bé để có thể so sánh xem tần suất đó ít hay nhiều và kiểm tra bé có đang gặp phải chứng táo bón hay không.
Uống nhiều nước
Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ cũng cần phải bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể bé mỗi ngày. Việc cho bé uống nước cũng sẽ góp phần hạn chế và phòng ngừa được chứng táo bón dễ dàng hơn.
Những thực phẩm cần tránh cho trẻ ăn dặm để hạn chế táo bón
Sữa công thức và đồ ăn dặm công thức
Lựa chọn thực phẩm ăn dặm (bột và sữa) cần lưu ý về thành phần. Nguyên nhân trong các thực phẩm này thường chứa protein phức tạp và đường lactose có thể khiến trẻ khó tiêu và đầy hơn.
Cà rốt
Nước ép cà rốt thường được biết đến rất tốt cho trẻ. Thế nhưng khi hấp hoặc chế biến chín thì ngược lại, chúng thường khiến cho phân cứng và trẻ khó đi tiêu hơn.
Táo
Đây là loại quả không nên cho trẻ mới ăn dặm sử dụng nhiều bởi thành phần của táo chứa protein pectin. Protein này có tác dụng làm cứng phân, dễ gây táo bón. Đây cũng là lý do vì sao táo được sử dụng nhiều hơn trong các trường hợp bị tiêu chảy.
Phô mai và các chế phẩm từ sữa
Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều béo nhưng lại ít xơ. Khi cho trẻ ăn nhiều phô mai cần bổ sung thêm thực phẩm chứa xơ như rau xanh
Trên đây là những thông tin về trẻ ăn dặm bị táo bón và những lưu ý về chế độ chăm sóc và chế độ ăn cho trẻ để cải thiện tình hình này hy vọng đã mang đến những kiến thức ý nghĩa giúp quý phụ huynh dễ dàng hơn trong chăm sóc con trẻ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG
Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam
- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.
- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213
- Zalo: 0943919116