6 lý do phổ biến khiển trẻ 1 tuổi hay nôn trớ và cách khắc phục

Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ có nguy hiểm không điều này phụ thuộc vào tình trạng trẻ nôn trớ như thế nào và có đi kèm với những biểu hiện bất thường không. Nếu trẻ nôn trớ còn kèm với những dấu hiệu lạ có thể là cảnh báo về một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Hãy tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây để đưa ra phán đoán chính xác cũng như cách xử lý sao cho phù hợp nhé.

Check ngay 6 lý do phổ biến khiến trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ xem con bạn thuộc trường hợp nào

  • Do trẻ ăn quá no: giai đoạn 1 tuổi dạ dày của trẻ còn nhỏ, chỉ chứa khoảng 250ml. Vì thế nếu trẻ ăn quá no khiến dạ dày bị quá tải sẽ dẫn đến nôn trớ.
  • Do thức ăn dặm không phù hợp: có thể vì dạ dày trẻ chưa thích nghi với thức ăn mới, bên cạnh đó do hệ tiêu hóa còn yếu nên thức ăn chưa được tiêu hóa hết dẫn đến sinh nhiều khí khiến nôn trớ. Ngoài ra do trẻ biếng ăn mà bị ép ăn cũng dẫn đến nôn trớ.
Neu tre an qua no khien da day bi qua tai dan den non tro
Nếu trẻ ăn quá no khiến dạ dày bị quá tải dẫn đến nôn trớ
  • Do bệnh lý tiêu hóa: ở độ tuổi này trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột do thói quen ngậm mút tay. Hoặc do trẻ mắc phải một số bệnh lý khác như tắc nghẽn đường ruột, viêm ruột.
  • Bị ngộ độc thực phẩm: nếu trẻ bị nôn trớ nhiều lần sau giờ ăn đi kèm tiêu chảy có thể trẻ bị ngộ độc thức ăn.
  • Nôn trớ do một số bệnh lý về đường hô hấp: nếu trẻ bị mắc một số bệnh về hô hấp khiến trẻ ho nhiều cũng có thể gây nôn trớ.
  • Mắc viêm màng não: bệnh này khá nguy hiểm đi kèm với các triệu chứng sốt liên tục, trẻ bị đau đầu, lơ mơ… Ba mẹ cần cho trẻ đi bệnh viện gấp để được cứu chữa kịp thời.

Trẻ 1 tuổi bị nôn trớ nhiều có sao không?

Nôn trớ nhiều có sao không? Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ.

Để xác định được mức độ hệ lụy khi trẻ hay bị nôn trớ, ba mẹ cần phải phân biệt được đâu là nôn trớ sinh lý và đâu nôn trớ bệnh lý. Với nôn trớ sinh lý trẻ vẫn vui chơi, sinh hoạt và tăng trưởng bình thường thì không sao. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Nôn trớ kéo dài khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn, biếng ăn…Và nguy hiểm là nếu nôn trớ do một số bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng hết sức nguy hiểm.

Tre non tro keo dai de bi suy dinh duong cham phat trien
Trẻ nôn trớ kéo dài dễ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển

Nên làm gì khi trẻ 1 tuổi hay nôn trớ?

  • Khi trẻ đang nôn trớ mẹ hãy điều chỉnh tư thế cho trẻ nằm nghiêng đầu hơi cao một chút để chất nôn được đẩy ra hết đồng thời ngăn ngừa chất nôn tràn vào khí quản gây sặc. Sau đó vệ sinh mũi miệng và lau người cho trẻ, thay quần áo sạch
  • Bù nước cho trẻ: trẻ bị nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nước vì thế mẹ hãy cho bé uống thêm nước lọc hoặc dung dịch Oresol. Không nên cho trẻ ăn ngay sau khi nôn trớ mà đợi khoảng 1h-2h mới cho ăn lại. Chia nhỏ lượng thức ăn và ăn nhiều lần trong ngày.

Chú ý không được tự ý cho trẻ dùng bất kỳ thuốc gì nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cách chăm sóc trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ

  • Cho trẻ bú đúng cách, không cho trẻ vừa ngủ vừa bú, ăn đúng cữ, kiểm soát thời gian bú tránh trẻ bú quá no.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
  • Lưu ý chế độ ăn dặm của trẻ: sau khi trẻ nôn thì trong 8h đầu nên cho trẻ ăn thức ăn đặc dễ nuốt, sau đó điều chỉnh từ từ trở lại. Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, ít chất béo. Nên chia lượng thức ăn, không ép ăn quá nhiều.
  • Sau khi ăn no nên cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng nửa tiếng, tránh cho trẻ nằm ngay.
  • Tránh xa thuốc lá, nước hoa, mùi kích thích khiến trẻ có thể bị nôn trớ.
  • Ngoài ra nếu hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho trẻ, nhằm giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn.

Khi nào nên cho trẻ đi khám?

Sau khi thay đổi cách chăm sóc nhưng tình trạng trẻ vẫn không cải thiện thì cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám để được xác định đúng nguyên nhân gây bệnh cho trẻ. Hoặc nên cho trẻ đi thăm khám ngay nếu có những biểu hiện bất thường kèm theo như đau bụng quằn quại, co giật tím tái; có hiện tượng mất nước, nôn dịch xanh vàng, tiêu chảy có máu, sốt, nôn trớ liên tục trên 24h.

Trên đây là những kiến thức về trường hợp trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ mà ba mẹ nên biết nhằm biết cách xử lý đúng và phòng ngừa cho trẻ. Cha mẹ nên thận trọng chăm sóc và quan sát để ý những hiện tượng bất thường đi kèm để xác định được nguyên nhân rõ ràng. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích giúp ba mẹ áp dụng vào việc nuôi con.

THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG

Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam

- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội

- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.

- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213

- Zalo: 0943919116

Bài viết liên quan