Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ước tính một năm khoảng 500 triệu trẻ em trên thế giới mắc tiêu chảy và khoảng 4 triệu trẻ tử vong, xếp thứ 2 sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 80% trẻ tử vong dưới 2 tuổi. Ở nước ta trung bình 1 bé dưới 5 tuổi mắc từ 0,8-2,2 đợt tiêu chảy trong năm.
Tiêu chảy lây qua đường phân – miệng. Phân trẻ tiêu chảy là nguồn nhiễm bệnh. Những bé nào có nguy cơ mắc tiêu chảy cao thường là trẻ nhỏ tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ suy giảm miễn dịch. Mùa đông tiêu chảy thường do virus, mùa nóng là do vi khuẩn. Trẻ bú bình, trẻ mới ăn dặm dễ bị tiêu chảy do khi nấu ăn cho bé không đảm bảo vệ sinh, thức ăn để ngoài quá lâu.
Nội dung
Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ
1. Virus
Chủ yếu là rotavirus có 5 tuýp gây tiêu chảy. Khi mắc 1 tuýp mà cơ thể đáp ứng rồi vẫn có thể mắc tiêu chảy do các tuýp còn lại. Bé chỉ mắc lần 1 là nặng, lần 2 có thể đáp ứng được. Thế nên cho bé uống rota phòng ngừa để đảm bảo hạn chế bé bị tiêu chảy do virus. Ngoài ra, còn các virus khác như: Adenovirrus, calicivirus nhưng đa số hay theo dịch.
2. Vi khuẩn
Chủ yếu là E coli, đường ruột có 5 tuýp (sinh độc tố, bám dính, gây bệnh, xâm nhập, gây chảy máu ruột). Ở đây chủng sinh độc tố hay gây tiêu chảy phân nước dữ dội nhất.
Cơ chế gây tiêu chảy của vi khuẩn
– Tiêu chảy xâm nhập: các vi khuẩn xâm nhập và trong tế bào liên bào ruột non, ruôt già nhân lên trong đó và phá huỷ tế bào gây phản ứng viêm, sản phẩm viêm bài tiết vào lòng ruột gây lên tiêu chảy.
– Tiêu chảy do cơ chế xuất tiết: Vi khuẩn xâm nhập sản sinh độc tố vào lòng ruột gây xuất tiết
– Tiêu chảu thẩm thấu: phá huỷ men lactase làm không hấp thu được đường đôi tăng áp lực thẩm thấu ở lòng ruột gây mất nước.
3. Các tác nhân khác:
Lỵ, campylobacter jejuni, thương hàn, vibrio hoặc ký sinh khuẩn gây lên nhưng chiếm ít hơn.
Triệu trứng và hệ quả khi trẻ tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy cấp thường biểu hiện rõ rệt ở 2 biểu hiện:
- Triệu chứng tiêu hoá: Phân lỏng, nhiều nước, nhiều lần trong ngày, mùi chua, phân nhày, có máu nếu là lỵ. Trẻ nôn nhiều, biêng ănvà chỉ thích uống nước.
- Triệu chứng mất nước: Trẻ khát nước, mắt trũng, khô, khóc thấy ít nước mắt , miệng khô, véo da thấy mất nếp chậm do da khô ít đàn hồi. Thóp lõm, chân tay lạnh, mạch nhanh và yếu, thở nhanh.
Trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ dẫn đến hệ quả bị mất nước, nhiễm toan do mất nhiều bicacbonat trong phân, thiếu kali làm bé liệt ruột cơ năng, chướng bụng….
Do vậy, đối với bệnh nhi mắc tiêu chảy cấp, ngoài khám bệnh sử và mất nước thì nên làm các xét nghiệm: Điện giải đồ, công thức máu, soi phân. Từ đó sẽ biết được chính xác hơn mức độ mất nước và nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy để điều trị chính xác.
Phác đồ ổn và tốt nhất tránh tiêu chảy cấp thành tiêu chảy mạn tính
- Hồi phục nước và điện giải tại nhà bằng orezol thẩm thấu
Orezo thẩm thấu (nattri: 75 mEp/l, nồng độ thẩm thấu 245 mosmol/l) thay orezol chuẩn. Vì orezol này giúp giảm khối lượng phân bài tiết 30%, giúp bé hạn chế nôn 20%, giảm 30% tỷ lệ truyền tĩnh mạch, giảm thời gian tiêu chảy và không gây biến chứng hạ natri máu.
Trẻ dưới 2 tuổi uống 50 ml sau mỗi lần đi ngoài, 2-10 tuổi là 100-200 ml, trẻ trên 10 tuổi uống tới khi hết khát.
- Bổ sung Kẽm
Tiêu chảy làm bé mất kẽm. Nên bổ sung kẽm khi bé bị tiêu chảy giúp thúc đẩy nhanh lành tế bào niêm mạc ruột, giúp bé tăng cường miễn dịch. Khi bạn cho bé uống kẽm bé nhanh khỏi tiêu chảy hơn.
- Bổ sung Probiotics (Men vi sinh):
Cung cấp men vi sinh giúp củng cố sự vững bền, sức đề kháng của hàng rào niêm mạc ruột, cạnh tranh và đẩy các vi khuẩn gây bệnh ra ngoài. Hiệu quả tuỳ vào loại men bạn đang sử dụng. Theo danh sách trong Chỉ định Nhi khoa tại bảng 9 (trang 23,24) về hướng dẫn toàn cầu về sử dụng Probiotic và Prebiotic của Tổ chức Tiêu hóa thế giới công bố về điều trị tiêu chảy đối với các chỉ định như: Điều trị cấp tính viêm dạ dày ruột, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, nhiễm trùng ruột, nhiễm vi khuẩn, virus… thì Lactobacillus rhamnosus GG (LGG) là probiotic được khuyến nghị hàng đầu (cấp 1), đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Racecadotrin (Hydrasec)
Tác dụng ức chế quá trình bài tiết ruột. Điều trị rất nhanh tình trạng tiêu chảy mà không gây phản ứng phụ.
- Lactozym
Giúp bé có thêm men tiêu hoá, tiêu hoá tốt hơn.
LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY
– Không được dùng kháng sinh khi bé không tiêu chảy kèm máu hoặc không có chỉ định từ bác sĩ.
– Không được sử dụng thuốc cầm đi ngoài vì tích lại độc tố và vi khuẩn tại ruột.
– Không nên hạn chế ăn uống và kiêng khem, cần cho bé ăn chế độ đa dinh dưỡng giúp bé phục hồi sức khoẻ nhanh. Ăn thức ăn loãng, chia nhỏ thành nhiều bữa.
Bạn nên dự phòng sẵn men vi sinh ở nhà thời điểm này với bé miễn dịch kém, săn sữa ngoài, bé đang ăn dặm bổ sung
AB – KOLICARE: MEN VI SINH CHỨA LỢI KHUẨN ĐƯỢC WHO KHUYẾN NGHỊ HÀNG ĐẦU TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY Ở TRẺ
AB – Kolicare Digest là men vi sinh duy nhất chứa công thức “hiệp đồng lợi khuẩn” đột phá, kết hợp giữa 3 chủng lợi khuẩn:
- LGG: là probiotic được khuyến nghị hàng đầu theo khuyến cáo của WGO và ESPGHAN về điều trị tiêu chảy:
+ Làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian mắc tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, nhiễm virus, vi khuẩn.
+ Tăng cường bảo vệ chức năng hàng rào biểu mô ruột
+ Ức chế sự bám dính của virus, vi khuẩn gây bệnh
+ Giảm viêm
- Bifidobacterium longum CECT 7894 và Pediococcus pentocaceus CECT 8330:
+ Phục hồi cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau tiêu chảy
+ Tăng cường chức năng tiêu hóa
AB – Kolicare Digest mang lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và điều trị tiêu chảy do nhiễm virus, vi khuẩn và dùng kháng sinh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG
Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam
- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.
- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213
- Zalo: 0943919116