Khóc dạ đề ở trẻ và những điều cần biết

Trẻ sơ sinh chưa thể nói được, chỉ cần đói hay tã ướt cũng làm cho trẻ khó chịu và khóc để báo hiệu. Tuy nhiên, nếu trẻ quấy khóc quá nhiều, đặc biệt vào buổi tối và đêm thì đây có thể là biểu hiện của khóc dạ đề. Vậy hiện tượng trẻ khóc dạ đề là như thế nào? Làm cách nào để giải quyết? Câu trả lời có hết trong bài viết này

Hiện tượng trẻ khóc dạ đề là như thế nào?

Khóc dạ đề là tình trạng trẻ quấy khóc trong nhiều giờ, nhất là vào buổi chiều tối và ban đêm, hiện tượng này thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ từ 2 – 3 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi. Mỗi đêm trẻ sẽ trằn trọc, quấy khóc và ngủ không sâu giấc, có trường hợp trẻ đang ngủ bỗng giật mình tỉnh dậy khóc thét.

Khóc dạ đề là tình trạng trẻ quấy khóc trong nhiều giờ, nhất là vào buổi chiều tối và ban đêm, hiện tượng này thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ từ 2 - 3 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi. Mỗi đêm trẻ sẽ trằn trọc, quấy khóc và ngủ không sâu giấc, có trường hợp trẻ đang ngủ bỗng giật mình tỉnh dậy khóc thét.
Hiện tượng trẻ khóc dạ đề là như thế nào ba mẹ đã biết?

Trẻ khóc dạ đề thường cơn khóc kéo dài hơn 3 giờ/ngày, hơn 3 ngày/tuần và hơn 3 tuần/tháng. Đi kèm với hiện tượng khóc thì trẻ còn đỏ ửng toàn thân, cong lưng, tay nắm chặt lại, 2 chân co về phía bụng, bụng căng tức. Vào ban đêm, trẻ khóc kèm theo tình trạng vã mồ hôi, người uể oải, mệt mỏi, miệng, chân tay lạnh, chán ăn, da môi nhợt nhạt, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, lưỡi nhạt, có rêu trắng mỏng.

Tình trạng trẻ khóc dạ đề kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, còn khiến cho bố mẹ mất ngủ, mệt mỏi, lo âu, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như công việc và chất lượng cuộc sống.

Cách phân biệt trẻ khóc dạ đề và khóc bệnh lý

Tình trạng trẻ khóc dạ đề rất dễ nhận biết, tuy nhiên, nếu trẻ khóc dạ đề mà còn kèm theo các biểu hiện sau đây, đặc biệt là những trẻ trên 6 tháng tuổi thì bố mẹ cần lưu ý đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý:
Trẻ khóc thường xuyên kèm biểu hiện lạ có thể do bệnh lý

Tình trạng trẻ khóc dạ đề rất dễ nhận biết, tuy nhiên, nếu trẻ khóc dạ đề mà còn kèm theo các biểu hiện sau đây, đặc biệt là những trẻ trên 6 tháng tuổi thì bố mẹ cần lưu ý đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý:

  • Trẻ bị còi xương: Quấy khóc đêm, ngủ kém, dễ bị kích thích, ra mà hôi vùng đầu, gáy, rụng tóc vành khăn,…
  • Trẻ bị lồng ruột: Trẻ quấy khóc dữ dội kèm theo nôn ói, khóc thét, bỏ bú, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, bụng nổi cục,…Trường hợp này bố mẹ cần phải đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
  • Trẻ bị giun hoặc viêm ruột cấp: Trẻ quấy khóc kèm theo đau bụng, khóc thét, khóc nấc, sắc mặt trắng bợt, vã mồ hôi, nôn ói, trẻ không cho sờ vào bụng, mẹ sờ vào trẻ khóc càng to thì tốt nhất nên đưa trẻ đi kiểm tra để có biện pháp tẩy giun kịp thời nhất.

Làm gì khi trẻ khóc dạ đề?

Nếu trẻ khóc không phải do các nguyên nhân bệnh lý trên thì bố mẹ cần hết sức bình tĩnh để giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái nhất và thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Đặt con nằm cạnh hoặc ôm con vào lòng để bé cảm nhận được hơi ấm và nhịp tim của người thân.
  • Hát ru con bằng bài nhất nhẹ nhàng để bé cảm thấy được thư giãn. Cho bé mặc đồ thoải mái, không bó sát, thường xuyên kiểm tra tã bỉm của con, nếu bẩn phải thay ngay.
  • Tạo không gian ngủ cho con được yên tĩnh, êm ái. Đối với trường hợp bất khả kháng có thể tập cho trẻ làm quen với tiếng ồn âm lượng thấp.
  • Sử dụng các loại tinh dầu thảo mộc phù hợp với trẻ để massage vùng bụng và toàn thân cho trẻ.
  • Không phải lúc nào trẻ khóc cũng do đó, vì vậy không nên ép bé ăn nếu bé phản đối.
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Một số lời khuyên giúp phòng ngừa tình trạng khóc dạ đề ở trẻ

Một số lời khuyên giúp phòng ngừa tình trạng khóc dạ đề ở trẻ
Trẻ khóc dạ đề ảnh hướng đến sự phát triển toàn diện trong giai đoạn vàng
  • Đảm bảo phòng ngủ cho trẻ được sạch sẽ, thoáng đãng, yên tĩnh, tránh những ánh sáng mạnh, nhiệt độ ở phòng ở mức phù hợp (khoảng 24 – 28 độ C).
  • Xây dựng cho con chế độ ăn uống khoa học, không nên cho trẻ ăn quá no trước khi ngủ hay để bụng bị đói.
  • Không để trẻ vận động quá nhiều vào buổi tối, tránh những sự tiếp xúc không cần thiết với người lạ.
  • Không cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, rèn cho con thói quen ngủ sớm và thức dậy đúng giờ.
  • Với những trẻ đang bú hoàn toàn sữa mẹ, mẹ cần được chăm sóc, ăn uống đủ dưỡng chất để con không bị thiếu hụt những vi chất cần thiết.
  • Đối với trẻ sử dụng sữa công thức thì nên đổi loại sữa khác cho con để phù hợp với cơ thể của bé.

Ngoài ra, để nâng cao hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch, bố mẹ có thể tham khảo bác sĩ để kết hợp bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé, duy trì hoạt động của đường ruột, tăng cường hấp thụ và hỗ trợ bé khỏe mạnh.

Nhìn chung, hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ hiện nay không còn hiếm gặp, vì vậy bố mẹ nên bình tĩnh xử trí khi con xuất hiện tình trạng này. Trường hợp trẻ khóc dạ đề kéo dài quá lâu, tốt nhất phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG

Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam

- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội

- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.

- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213

- Zalo: 0943919116

Bài viết liên quan