Kháng sinh là loại thuốc ưu tiên trong điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nó cũng có các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng. Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường hay gặp nhất khi dùng kháng sinh, chiếm gần 20% số người đang phải dùng kháng sinh để điều trị.
Tại sao bé dùng kháng sinh bị tiêu chảy?


Bé bị tiêu chảy khi uống kháng sinh chủ yếu là do tác động của kháng sinh gây ra rối loạn đường ruột.
Cụ thể là trong hệ tiêu hóa luôn tồn tại song song 2 nhóm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Trong quá trình tồn tại ở đường ruột, nhóm vi khuẩn có lợi nếu phát triển mạnh và đầy đủ sẽ ức chế không cho nhóm vi khuẩn có hại phát triển quá mức và gây bệnh.
Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh kéo dài, kháng sinh sẽ tiêu diệt luôn cả một số vi khuẩn có lợi, khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Đây là điều kiện thuận lợi để nhóm vi khuẩn có hại phát triển quá mức, sinh khí và tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết… trong lòng ruột và hội chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh.
Những biểu hiện ở trẻ bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh


Tiêu chảy do dùng kháng sinh có thể bắt đầu khoảng từ 2 đến 10 ngày sau khi dùng kháng sinh. Đôi khi, tiêu chảy và các triệu chứng khác có thể không xuất hiện trong những ngày điều trị mà có thể xuất hiện sau khi đã hoàn tất điều trị kháng sinh. Các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như:
- Sau khi sử dụng kháng sinh khoảng 2 – 9 ngày, bé có biểu hiện sôi bụng, đau bụng, bụng trướng nhẹ.
- Bé bị đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, có thể lên tới 10 – 20 lần/ngày
- Phân lỏng loãng (nước nhiều hơn phân) hoặc phân sống, không thối, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi có lẫn máu và chất nhầy.
- Vùng hậu môn của trẻ có thể bị hăm đỏ do tính chất axit của phân
- Chán ăn, buồn nôn
Khi vi khuẩn có hại phát triển quá nhanh, có thể gây ra các triệu chứng của viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc như: Sốt cao, nôn mửa nhiều, đau quặn bụng, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng có máu mủ.
Làm gì khi bé bị tiêu chảy do uống kháng sinh?


Đảm bảo cho bé luôn uống đủ nước: Tiêu chảy do kháng sinh thường gây ra mất nước nên bạn cần cho bé bổ sung nước đầy đủ. Nếu mất nước nặng, môi khô, bé mệt mỏi, chân tay không có sức thì cần bổ sung nước điện giải oresol kịp thời.
Khi bé bị tiêu chảy cần tránh các đồ uống có quá nhiều chất đường hoặc có ga để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Đối với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bạn hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng giải pháp bù nước bằng đường uống để bổ sung nước.
- Chế độ ăn phù hợp: Chọn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, bao gồm táo, chuối, cơm, hạn chế thực phẩm nhiều gia vị, cho trẻ bú hoặc uống sữa như bình thường để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng. Tránh những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng…. Ăn uống bình thường khi các triệu chứng tiêu chảy đã hết hoàn toàn.
- Dùng men vi sinh: Bổ sung men vi sinh cho bé khi bị tiêu chảy sẽ giúp giúp khôi phục lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường lượng vi khuẩn có lợi để chặn đứng đà phát triển quá mức của vi khuẩn có hại.
- Tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý dừng uống kháng sinh, tự ý tăng liều hoặc tự mua thuốc kháng sinh điều trị tại nhà cho bé.
- Không tự ý dùng thuốc chống tiêu chảy vì các thuốc này có thể cản trở khả năng thải độc của cơ thể, gây ra nhiều biến chứng khó lường.
- Xử lý hăm tã: Khi bé bị hăm quanh hậu môn hoặc vùng đóng bỉm do tiêu chảy, ba mẹ nên vệ sinh nhẹ nhàng khu vực này bằng nước sạch, thấm khô rồi thoa lên đó một lớp kem chống hăm chứa nano bạc sẽ giúp kháng khuẩn tốt, nhanh lành vết thương và đặc biệt nano bạc rất an toàn cho trẻ sơ sinh. Ví dụ: Gel bôi da Pro – Gel Nano Bạc
Các loại lợi khuẩn Probiotic tốt nhất dùng để điều trị tiêu chảy


Theo danh sách trong Chỉ định Nhi khoa tại bảng 9 (trang 24) hướng dẫn toàn cầu trong sử dụng Probiotic của Tổ chức Tiêu hóa thế giới (WHO) công bố, đối với chỉ định tiêu chảy ở trẻ do dùng kháng sinh kháng sinh có 2 probiotic được khuyến nghị hàng đầu:
- LGG (Lactobacillus rhamnosus GG): Bằng chứng nghiên cứu cho thấy LGG là một trong những loại men vi sinh có tác dụng tốt nhất để điều trị tiêu chảy do kháng sinh ở cả người lớn và trẻ em. Liều dùng khuyến nghị 1–2 × 1010 CFU
- S. boulardii (Saccharomyces boulardii): Là một chủng nấm men có lợi thường được sử dụng trong các chất bổ sung probiotic. Nó được chứng minh là có thể cải thiện tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và nhiễm trùng.
Liều dùng khuyến nghị 250–500 mg
Sử dụng men vi sinh trị tiêu chảy do dùng kháng sinh là một phương pháp điều trị hiệu quả cao được công nhận, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ba mẹ nên lựa chọn đúng loại men vi sinh theo khuyến cáo của WHO để đạt được kết quả tốt nhất cho việc kiểm soát tiêu chảy do dùng kháng sinh.
-
AB – Kolicare Digest528.000 VNĐ
Cần tư vấn trực tiếp từ Dược sỹ chuyên môn, vui lòng gọi tổng đài miễn cước 1800 6213 (ấn phím 1) hoặc kết nối zalo: 0943.919.116 để được hỗ trợ tốt nhất!
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG
Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam
- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.
- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213
- Zalo: 0943919116