Nguyên nhân táo bón ở trẻ là vấn đề khá phổ biến mà bất kỳ bố mẹ nào cũng quan tâm. Bởi lẽ, khi trẻ bị táo bón, sức khỏe và thể chất trẻ sẽ ảnh hưởng. Vậy nên cần phải xác định đúng được các nguyên nhân gây táo bón phòng tránh, đồng thời lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả, hợp lý tại nhà và tránh các bệnh lý không đáng có gây nên do tình trạng táo bón kéo dài.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về nguyên nhân trẻ táo bón một cách cụ thể nhất
Nguyên nhân thực thể
– Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
– Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với bình thường, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.
– Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
– Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng táo bón nặng bao gồm các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các bệnh lý liên quan đến vấn đề về cột sống. Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.
Nguyên nhân chức năng
– Việc trẻ nhịn không chịu đi ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài hậu quả là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.
– Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước.
– Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
– Táo bón cũng hay gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước, khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.
– Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn.
Một số nguyên nhân khác
– Trẻ không hợp với sữa công thức (sữa bột, sữa hộp uống liền)
– Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ bởi trong sữa mẹ có chứa hormone motilin giúp hỗ trợ nhu động ruột của trẻ, khi thiếu đi hormone này sẽ khiến việc đi đại tiện của trẻ khó khăn hơn.
– Sau khi ăn, trẻ hay căng thẳng hoặc ít vận động.
– Trẻ bị táo bón do lạm dụng thuốc: Trẻ phải điều trị bằng thuốc do xuất hiện các triệu chứng như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp… Việc sử dụng một lượng thuốc khác nhau, lượng dùng nhiều trong thời gian dài cũng gây táo bón ở trẻ em
– Bé nhịn đại tiện vì sợ bẩn, sợ thối, hoặc ngại đi đại tiện vì phải xin phép cô giáo,… lâu dài dẫn đến táo bón hoặc có thể bé bị rối loạn cảm xúc do bầu không khí gia đình căng thẳng, cha mẹ ly hôn, có em bé mới,… cũng là nguyên nhân gây nên táo bón.
Táo bón ở trẻ em nếu xác định được đúng nguyên nhân sẽ dễ dàng có phương hướng điều trị cũng như điều chỉnh được chế độ ăn uống hay vận động phù hợp với trẻ. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích ít nhiều cho bố mẹ để phòng tránh táo bón cho trẻ
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG
Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam
- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.
- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213
- Zalo: 0943919116