Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ và biện pháp xử lý

Với trẻ sơ sinh bị nôn trớ thông thường không nguy hiểm. Nhưng với bé 2 tuổi trở lên hay bị nôn trớ thì cha mẹ không nên chủ quan. Vì có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do chăm sóc không đúng cách, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm nào đó có thể gây nguy hiểm cho trẻ . Hiện nay có nhiều bệnh nguy hiểm gây nôn trớ ở trẻ như nhiễm khuẩn hay bệnh ngoại khoa. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề này cha mẹ có thể tham khảo để biết cách xử lý nhé!

Do bị ép ăn quá no

Dạ dày của trẻ con còn nhỏ và mỗi bé sẽ có một nhu cầu ăn khác nhau. Trong khi đó cha mẹ nào cũng mong muốn con mình bụ bẫm nên muốn trẻ ăn theo lượng thức ăn mà mình suy nghĩ. Tùy vào nhu cầu và thể trạng mà có trẻ ăn nhiều nhưng có trẻ ăn được rất ít. Ba mẹ lại nóng lòng nên thường ép trẻ ăn quá mức. Việc này dẫn đến trẻ bị nôn nếu quá no, hơn nữa nếu tình trạng lặp lại nhiều lần khiến dạ dày bé dễ bị tổn thương. Ngoài ra nó còn khiến trẻ bị sợ tâm lý khi thấy thức ăn khiến tình trạng biếng ăn thêm tệ hơn.

Tre an qua no de bi non tro
Trẻ ăn quá no dễ bị nôn trớ

Vì thế nếu trẻ ăn ít mẹ có thể chia làm nhiều bữa ăn trong ngày, thay đổi thực đơn để kích thích trẻ. Mẹ có thể giúp con bổ sung các thành phần dinh dưỡng giàu đạm, béo, vitamin, khoáng chất trong bữa chính. Còn bữa phụ cho ăn thêm sữa chua, bánh flan, nước ép trái cây…Đan xem bữa chính và bữa phụ cách nhau từ 2-4h.

Do đi nằm ngủ ngay sau khi ăn

Nhiều gia đình có thói quen xấu là bắt trẻ đi ngủ ngay sau khi vừa ăn. Việc này khiến lượng dịch tiêu hóa trong dạ dày không kịp tiết ra đủ để tiêu hóa lượng thức ăn được dung nạp vào. Khiến thức ăn khó tiêu, bụng đầy hơi do đó dẫn đến buồn nôn để giảm tải ức chế cho dạ dày.
Vì thế cha mẹ nên lưu ý là cho trẻ ngồi nghỉ ngơi sau khi ăn từ 15-30 phút để hệ tiêu hóa trẻ được thực hiện đầy đủ chức năng, tiêu hóa được lượng thức ăn nạp vào.

Do mặc tã, quần áo quá chật

Việc mặc tã, quần áo quá chật khiến cho dạ dày và ruột của trẻ bị chèn ép quá mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn khiến trẻ dễ bị nôn. Ngoài ra quấn chặt cũng ảnh hưởng đến lưu thông mạch máu, dẫn đến thiếu lượng máu cần thiết để tiêu hóa thức ăn.
Vì thế nên mặc tã đúng size cho trẻ, không nên mặc quần áo rộng rãi thoải mái, không nên quá chật.

Do trẻ bị dị ứng với thức ăn

Dị ứng với thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây nôn ói ở trẻ lên 2. Khi bé ăn phải thức ăn gây dị ứng khiến hệ miễn dịch của trẻ phản ứng lại với thành phần đó gây nôn trớ. Những thức ăn có thể gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa…

Tre non tro co the do di ung voi thuc an 1
Trẻ nôn trớ có thể do dị ứng với thức ăn

Nếu bị nôn do dị ứng thì còn kèm theo các triệu chứng như người nổi mảng đỏ, mề đay gây ngứa và đau bụng, tiêu chảy…
Nếu trẻ bị dị ứng thức ăn mẹ nên ngừng ngay loại thức ăn đó. Trường hợp nhẹ mẹ có thể giúp làm dịu cơn ngứa bằng cách chườm mát. Nếu trẻ có biểu hiện phù nề khó thở lập tức cho trẻ đi bệnh viện để được cứu chữa kịp thời.

Do bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm cũng khiến trẻ bị nôn trớ. Khi bị ngộ độc thực phẩm ngoài nôn ói thì còn kèm tiêu chảy.
Nếu bị nhẹ cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà như uống nhiều nước, cho ăn đầy đủ dinh dưỡng. Nếu bị nôn ói trên 12h hoặc ói kèm sốt thì nên cho trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị đúng cách.
Để phòng ngừa cha mẹ nên luôn cho trẻ ăn chín, uống sôi. Tập thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi và sau khi đi vệ sinh.

Do đường tiêu hóa dị dạng

Một số trẻ có thể bị bệnh chứng lồng ruột, tắc nghẽn đường ruột dù là trường hợp hiếm gặp tuy nhiên lại khá nguy hiểm vì thế cha mẹ nên lưu ý. Khi trẻ bị tình trạng này có các biểu hiện như đau quặn bụng, ăn vào bị nôn trớ. Trường hợp này mẹ nên cho trẻ đi bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.

Do bệnh viêm màng não

Bệnh viêm màng não ở trẻ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nôn trớ. Bệnh này rất nguy hiểm nếu không biết xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường. Biểu hiện của bệnh viêm màng não ngoài nôn ói thì còn các triệu chứng như sốt đột ngột, sốt liên tục, trẻ đau đầu, có dấu hiệu co giật. Trường hợp này cha mẹ nên lập tức cho trẻ đi cấp cứu để được cứu chữa kịp thời.

Tre non tro nhieu co the mac benh ly ngoai khoa
Trẻ nôn trớ nhiều có thể mắc bệnh lý ngoại khoa

Như vậy tình trạng trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ có thể là bệnh lý nhẹ hoặc nặng tùy theo biểu hiện đi kèm. Cha mẹ nên chăm sóc và theo dõi trẻ chu đáo trong giai đoạn này để nhận diện được bệnh tình của trẻ, đưa ra phán đoán và có cách xử lý kịp thời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG

Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam

- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội

- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.

- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213

- Zalo: 0943919116

Bài viết liên quan