Sau khi qua 4 tháng tuổi, tình trạng khóc đêm của trẻ thường giảm dần và có khi hết hẳn. Vì vậy, trẻ 2 tuổi hay khóc đêm sẽ khiến ba mẹ rất lo lắng. Bởi vì, lúc này trẻ thường khi gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn các nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm và các cách chăm sóc trẻ hợp lý. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về cả tinh thần và thể chất.
Nội dung
Tại sao trẻ 2 tuổi hay khóc đêm?
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thường không liên quan đến vấn đề sinh lý, mà là do tác động các các yếu tố bất thường như: Thiếu chất, đau chướng bụng,…
– Trẻ bị thiếu canxi và vitamin D: Trẻ thiếu canxi thì hệ thần kinh thường ở trạng thái hưng phấn. Từ đó khiến trẻ bị giật mình, tỉnh giấc giữa đêm, gây mệt mỏi và quấy khóc. Thiếu vitamin D làm giảm sự hấp thu canxi ở trẻ. Vì vậy cũng gây ra các dấu hiệu tương tự.
– Trẻ hoạt động quá nhiều vào ban ngày: Khi trẻ hoạt động quá nhiều, chơi các trò chơi cảm giác mạnh hoặc xem phim hành động,… thì ban đêm có thể gặp ác mộng và tỉnh giấc. Do đó, bạn mẹ cần tránh cho trẻ chơi các trò không phù hợp.
– Trẻ tè dầm: Trẻ 2 tuổi vẫn chưa thể tự chủ được hoạt động tiểu tiện. Vì vậy, trẻ có thể tè dầm vào ban đêm. Sự ẩm ướt đó khiến trẻ cảm thấy khó chịu, tỉnh giấc và quấy khóc. Lúc này, ba mẹ nên dỗ dành, trò chuyện và khuyên nhủ trẻ để trẻ dễ dàng ngủ lại.
– Trẻ bị đau bụng, chướng bụng, khó tiêu: Trẻ nhỏ rất dễ bị chướng bụng, đầy hơi, nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa thực sự hợp lý. Nhiều ba mẹ vì quá lo lắng trẻ nhẹ cân nên cho con ăn quá no hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể của trẻ chưa thể hấp thụ hoặc tiêu hóa.
Chính vì lý do này khiến cho thức ăn mà trẻ ăn chưa kịp tiêu hóa và ứ đọng lại trong lồng ruột bị vi khuẩn lên men và gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ ngủ không ngon giấc và trẻ hay quấy khóc về ban đêm.
Khóc đêm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Mà ở giai đoạn này, trẻ cần ngủ đủ giấc để phát triển não bộ và hình thành tư duy. Do đó, việc thường xuyên tỉnh giấc sẽ tác động rất lớn đến quá trình trưởng thành của trẻ.
Trẻ khóc đêm thường xuyên sẽ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, kiệt sức, dẫn đến các hoạt động vui chơi, học tập ban ngày bị giảm sút. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể liên quan đến các vấn đề bệnh lý như: Thiếu chất, khó tiêu,… Vì vậy, nếu không nhận biết và xử lý kịp thời thì có thể ảnh hưởng lâu dài đến quá trình phát triển của trẻ.
Cách chăm sóc trẻ 2 tuổi hay khóc đêm
Việc chăm sóc trẻ 2 tuổi hay khóc đêm đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng này rất rõ rệt. Bởi vì, tình trạng khóc đêm ở trẻ trong giai đoạn này thường không phải là dấu hiệu sinh lý. Do đó, chỉ cần tìm hiểu được nguyên nhân trẻ khóc đêm thì có thể xử lý một cách dễ dàng.
Sắp xếp thời gian và không gian ngủ thích hợp
Ánh sáng, nhiệt độ của phòng và giờ đi ngủ đều tác động lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần cho trẻ ngủ trong một không gian và thời gian phù hợp.
- Thời gian đi ngủ của trẻ nên được cố định. Ba mẹ cho trẻ đi ngủ từ 9 – 9 giờ 30 phút tối là tốt nhất. Việc thiết lập này sẽ giúp não trẻ nhận biết và kích thích sự buồn ngủ vào đúng lúc. Nhờ vậy trẻ sẽ ngủ ngon hơn và dậy đúng giờ hơn.
- Không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Đặc biệt là khoảng chiều hoặc chiều tối. Ba mẹ khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, nói chuyện để kích thích bé tập trung đi ngủ vào buổi tối.
- Nếu trẻ đang ngủ mà tự dưng thức dậy đòi uống sữa, ba mẹ nên vỗ về trẻ, không nên bật đèn để trẻ nhận thức được đây là thời gian ngủ, không phải thời gian ăn uống và chơi.
- Cho trẻ đi tè trước khi ngủ sẽ giúp hạn chế được tình trạng tè dầm vào ban đêm.
- Tập cho trẻ thói quen ngủ trong phòng tối. Hạn chế treo các hình ảnh hoạt hình, các đồ vật dán tường phát sáng gây thu hút sự tập trung của trẻ.
- Quạt và điều hòa nên thiết lập ở nhiệt độ phù hợp, không để gió thổi thẳng vào người trẻ.
Bổ sung các chất cần thiết cho trẻ
Khi trẻ bị giật mình, tỉnh giấc và quấy khóc do các vấn đề bệnh lý thì ba mẹ cần bổ sung các chất phù hợp. Bởi vì, trong các trường hợp này, việc vỗ về, chăm sóc chỉ có tác dụng tạm thời.
– Bổ sung canxi và vitamin D: Tác dụng của vitamin D và canxi không những lên hệ thần kinh mà còn liên quan đến chức năng xương khớp. Vì vậy, cho trẻ uống 2 dưỡng chất này sẽ hạn chế được tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, giật mình. Đồng thời kích thích sự phát triển chiều cao và chắc khỏe ở trẻ.
– Bổ sung men vi sinh cho trẻ: Bổ sung các chủng lợi khuẩn cho trẻ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được thuận lợi hơn. Từ đó hạn chế được tình trạng khó tiêu, tồn đọng thức ăn ở ruột, giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Ba mẹ có thể lựa chọn men vi sinh AB-Kolicare. Đây là một loại men nhập khẩu chứa các chủng lợi khuẩn Bifidobacterium longum và Pediococcus pentosaceus. Các chủng lợi khuẩn này giúp tăng cường chức năng chuyển hóa chất, nâng cao sức khỏe đường ruột. Nhờ đó giúp giảm được hoàn toàn tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do đau bụng, chướng bụng.
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm khiến nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn, ba mẹ yên tâm hơn. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Zalo/Messenger để được tư vấn chi tiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG
Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam
- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.
- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213
- Zalo: 0943919116