Trẻ sơ sinh bị táo bón là hiện tượng trẻ đi tiêu không hết, không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu. Đồng thời, số lần đại tiện ở trẻ cũng giảm xuống. Tình trạng này làm cho trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu và nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, táo bón ở trẻ sơ sinh luôn là vấn đề mà phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng có các kiến thức cơ bản để chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin để nhận biết tình trạng táo bón. Từ đó giúp ba mẹ lựa chọn các cách điều trị táo bón hiệu quả tại nhà cho trẻ.


Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón
Táo bón ở trẻ sơ sinh là điều thường gặp nhưng không phải bố mẹ nào cũng đủ hiểu biết để nhận biết tình trạng này ở trẻ. Sau đây là các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bệnh ở trẻ.
Trẻ quấy khóc, biếng ăn
Đối với trẻ sơ sinh bị táo bón, do thức ăn nạp vào cơ thể bé không được hấp thụ, đào thải thậm chí có nguy cơ hấp thụ ngược trở lại. Khi các chất độc tích tụ lâu ngày sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Thức ăn trong cơ thể không được tiêu hóa, đào thải nên trẻ biếng ăn giấc.


Trẻ ít đi ngoài
Thông thường, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sẽ đi ngoài từ 2 – 3 lần/ngày tùy trường hợp bú mẹ hay dùng sữa công thức. Nếu mẹ theo dõi thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi một lần, phân bón cục rắn và trẻ đi có biểu hiện rặn rất khó khăn. Đặc biệt, trẻ phải dùng rất nhiều sức để đẩy phân ra khiến mặt bé nhăn nhó, đỏ bừng. Những dấu hiệu này chứng tỏ trẻ đã mắc bệnh táo bón.
Trẻ đi ngoài khó khăn
Đây là biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh bị táo bón. Khi đại tiện, trẻ có biểu hiện khó chịu như đổ nhiều mồ hôi và đỏ bừng lên do dùng nhiều sức để rặn và có cảm giác đau rát khiến trẻ thường hay quấy khóc.
Trẻ bị chướng bụng, khó tiêu
Ở trẻ sơ sinh bị táo bón thường xảy ra trạng này, Thức ăn không được hấp thu tích tụ lại khiến trẻ bị chướng bụng, khó tiêu và bụng của trẻ trở nên to hơn, khi sờ vào thì cảm thấy cứng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài
Thông thường nhiều người mẹ cho trẻ dùng sữa ngoài quá sớm là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Bởi lẻ trong các loại sữa bột không có chất xơ và kết hợp nhiều chất mà dạ dày trẻ phát triển chưa hoàn thiện sẽ khó mà tiêu hóa được. Đồng thời đây cũng là loại sữa được coi là khó tiêu hóa và nếu mẹ cho trẻ uống pha không đúng công thức thì khả năng bé bị táo bón là rất cao.


Chế độ ăn uống
Trẻ sơ sinh còn ít tháng tuổi nên hầu như vẫn đang trong tình trạng bú sữa mẹ. Do đó, chế độ sinh hoạt và ăn uống của người mẹ có thể ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Nếu mẹ ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, ít xơ, khó tiêu, cùng với việc ngủ nghỉ không hợp lý, sẽ khiến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của bé bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng táo bón.
Nếu trẻ bú mẹ chưa đủ sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước và dẫn đến tình trạng táo bón.
Do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì việc trẻ sơ sinh bị táo bón đôi khi xuất phát từ chính cơ thể trẻ. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như: Đại tràng bị phình to, suy giáp trạng khiến trẻ bị táo bón
Điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Tình trạng táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, làm cho trẻ có cảm giác đau đớn và khó chịu. Vì vậy bố mẹ cần phải biết cách xử lý kịp thời và đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ
– Với trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cải thiện chế độ ăn uống của mẹ, bên cạnh đó cho trẻ ăn kết hợp các thực phẩm nhiều chất xơ để hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.
– Các mẹ nên cho trẻ bú đủ để cơ thể không bị thiếu nước.
– Nếu trẻ uống sữa công thức bị táo bón, mẹ nên đổi loại sữa khác phù hợp hơn với trẻ.
Ngâm mình bằng nước ấm
Để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và giảm bớt cảm giác khó chịu do táo bón gây ra, mẹ có thể cho trẻ ngâm mình trong nước ấm và đây được coi là biện pháp trị táo bón khá hiệu quả. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Thực hiện việc ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút.
Massage bụng cho bé


Để thức ăn khó tiêu còn trong bụng sẽ mềm ra và chuyển động xuống hậu môn thì mẹ chỉ cần dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn. Xoa nhẹ với lực ấn vừa đủ để cảm thấy hơi cứng theo chuyển động tròn xung quanh rốn. Thực hiện mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài.
Ngoài ra, nước ép hoa quả sẽ cải thiện hệ tiêu hóa giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nhờ những dưỡng chất bổ ích có trong hoa quả tươi nên các mẹ sẽ cực kỳ yên tâm khi áp dụng phương pháp này.
Nếu trẻ bị táo bón kéo dài hơn 2 tuần hoặc xuất hiện các triệu chứng như: nôn ói, sốt, đi phân ra máu, bụng to lên,… mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay các sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG
Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam
- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.
- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213
- Zalo: 0943919116