Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt và các vấn đề mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là một vấn đề được nhiều ba mẹ quan tâm. Bởi lẽ tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Do đó, hiểu biết về bệnh tiêu chảy sủi bọt ở trẻ sẽ giúp ba mẹ rất nhiều trong quá trình chăm sóc và điều trị.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong ngày. Tuy nhiên, tính chất lỏng của phân cần được chú ý hơn việc đi ngoài nhiều lần. Vì trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể đi ngoài từ 5 – 6 lần/ ngày là hoàn toàn bình thường.

Mẹ cần phân biệt được đặc điểm của phân trẻ bình thường và phân trẻ bị tiêu chảy. Đặc biệt chú ý đến màu sắc và độ đặc lỏng của phân.

  • Phân trẻ bình thường: Trẻ bú mẹ thì phân có màu vàng hoa cà, phân mềm, không lỏng và không có bọt. Phân trẻ sơ sinh bú sữa công thức thì màu sẫm hơn, tuy nhiên phân cũng không có nhiều nước.
  • Phân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt: Khi quan sát phân sẽ thấy phân lỏng, có nhiều nước, nước thậm chí có thể tràn ra khỏi tã giấy. Màu sắc phân có thể thay đổi so với thường ngày và có lẫn nhiều bọt khí li ti.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong ngày
Quan sát phân để nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Nguyên nhân gây tiêu chảy sủi bọt ở trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Vì vậy, trẻ rất dễ bị tiêu chảy trong các trường hợp: Rối loạn tiêu hóa, dị ứng với thực phẩm hoặc có thể do mẹ đã ăn nhiều thức ăn có tính nhuận tràng.

  • Rối loạn tiêu hóa: Tỷ lệ trẻ sinh bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa là rất cao. Nguyên nhân có thể xuất phát từ quá trình chăm sóc của ba mẹ đã để vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào đường ruột của trẻ. Rotavirus là tác nhân phổ biến nhất. Vì vậy, mẹ nên vệ sinh và tiệt trùng các dụng cụ mà bé sử dụng để tránh tình trạng tiêu chảy xảy ra.
  • Dị ứng thức ăn: Với những trẻ trên 6 tháng tuổi, việc ăn dặm và ăn thô có thể gây tiêu chảy do dị ứng với một số thực phẩm. Ban đầu, rất khó để ba mẹ biết các loại thực phẩm trẻ bị dị ứng. Vậy nên đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
  • Mẹ sử dụng các thức ăn có tính nhuận tràng: Với những trẻ bú mẹ thì dinh dưỡng của mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Việc mẹ ăn nhiều thức ăn có tính nhuận tràng thì sữa mẹ cũng có thể mang những dưỡng chất như thế. Từ đó khiến hệ tiêu hóa của trẻ kích thích hơn, gây tiêu chảy.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Vì vậy, trẻ rất dễ bị tiêu chảy trong các trường hợp: Rối loạn tiêu hóa, dị ứng với thực phẩm hoặc có thể do mẹ đã ăn nhiều thức ăn có tính nhuận tràng.
Nhiễm virus, vi khuẩn là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là tình trạng nguy hiểm. Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ mất nước và chất điện giải, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thiếu hụt dịch. Lâu dần, tình trạng trở nên nặng nề hơn có thể khiến suy hô hấp, suy tạng và tử vong.

Theo thống kê, ở các nước đang phát triển, mỗi năm có tới 4 triệu trẻ dưới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy, trong đó 80% tử vong do tiêu chảy xảy ra với trẻ dưới 2 tuổi.

Điều trị tiêu chảy sủi bọt cho trẻ tại nhà

Điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà chỉ được áp dụng khi vấn đề tiêu chảy mới diễn ra trong ngày và chưa có dấu hiệu mất nước như: Mắt trũng, trẻ bị kích thích hoặc mê man, uống háo hức hoặc không uống được. Các biện pháp điều trị tại nhà bao gồm: Bù nước, điện giải, bổ sung kẽm và men vi sinh.

Bù nước và điện giải

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt cần được bổ sung nhiều dịch hơn bình thường bằng cách uống oresol, nước cháo muối, nước súp rau quả hay súp thịt và các dịch không chứa muối như nước sôi để nguội, nước cơm, nước dừa,…

Những trẻ còn bú mẹ thì nên cho trẻ bú lâu hơn thường ngày để bù nước và dưỡng chất mất đi do tiêu chảy. Trẻ được bù dịch sau mỗi lần đi ngoài hoặc khi cảm thấy khát. Duy trì việc bù nước cho đến khi hết tiêu chảy.

Tuyệt đối không cho trẻ uống các nước có gas, các thức uống đóng chai chứa nhiều đường. Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt cần được bổ sung nhiều dịch hơn bình thường bằng cách uống oresol, nước cháo muối, nước súp rau quả hay súp thịt và các dịch không chứa muối như nước sôi để nguội, nước cơm, nước dừa,...
Cần bổ sung nước và điện giải cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Bổ sung kẽm

Kẽm được ghi nhận có tác dụng giúp rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của tiêu chảy ở trẻ em. Đồng thời hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa những đợt tiêu chảy mới trong 2-3 tháng sau điều trị. Do đó, ba mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt càng sớm càng tốt.

Men vi sinh

Bên cạnh việc bù dịch, bổ sung thêm các chủng lợi khuẩn như Bifidobacterium, Lactobacillus và Bacillus cũng giúp làm giảm số lần đi ngoài và thời gian tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

Ba mẹ có thể lựa chọn men vi sinh AB-Kolicare Digest chứa các lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus GG (LGG). Đây là một loại lợi khuẩn giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy sủi bọt do Rotavirus hiệu quả và giúp kích thích sự phát triển của trẻ, phòng ngừa các đợt tiêu chảy tiếp theo, hạn chế nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Ba mẹ có thể lựa chọn men vi sinh AB-Kolicare Digest chứa các lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus GG (LGG). Đây là một loại lợi khuẩn giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy sủi bọt do Rotavirus hiệu quả và giúp kích thích sự phát triển của trẻ, phòng ngừa các đợt tiêu chảy tiếp theo, hạn chế nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt nên được bổ sung men vi sinh

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là một vấn đề cần được quan tâm và tìm hiểu. Việc chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp quá trình hồi phục nhanh hơn và hạn chế được các biến chứng bất lợi. Do đó, ba mẹ cũng nên bổ sung các lợi khuẩn sớm cho trẻ để tăng cường hệ tiêu hóa và phòng ngừa tiêu chảy. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, hãy liên hệ với chúng tôi qua Zalo/Messenger để được tư vấn chi tiết hơn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG

Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam

- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội

- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.

- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213

- Zalo: 0943919116

Bài viết liên quan