Trẻ sơ sinh khó ngủ là một trong những hiện tượng xảy ra phổ biến. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ bị khó chịu, từ đó kích thích cơ thể của trẻ sản sinh những chất gây mất cân bằng như Cortisol, Progesterone… Những chất này càng làm trẻ trở nên khó chịu cáu gắt, quấy khóc, mệt mỏi… Càng về lâu dài, những trẻ gặp tình trạng này sẽ kém lanh lẹ, thông minh, hoạt bát như các trẻ có giấc ngủ ngon. Vì thể ba mẹ cần tìm hiểu các thông tin về vấn đề này để nhận biết được sự bất thường của trẻ. Nhờ vậy, quá trình chăm sóc trẻ sẽ được chủ động hơn và hạn chế được các tình trạng bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn một phần
Nội dung
Trẻ sơ sinh ngủ bao lâu là đủ?
Tùy thuộc vào đặc điểm thể chất của từng trẻ mà thời gian ngủ trong ngày sẽ thay đổi và khác nhau. Trung bình mỗi ngày, trẻ sơ sinh ngủ từ 18 đến 20 giờ. Có thể dao động từ 15 đến 21 giờ.Cụ thể như sau:
– Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi cần ngủ ít nhất 11 giờ mỗi ngày. Nhưng không nên để trẻ ngủ quá 19 giờ.
– Trẻ sơ sinh từ 4 – 11 tháng tuổi cần ngủ ít nhất 10 giờ và không quá 18 giờ
Một số đặc điểm thú vị về giấc ngủ của trẻ sơ sinh bao gồm:
– Trẻ ngủ trung bình 4 – 5 giấc mỗi ngày.
– Thời gian trẻ sơ sinh thức để bú dao động từ 30 đến 45 phút.
– Một giấc ngủ của trẻ thông thường kéo dài trong khoảng 2 giờ 30 phút.
– Chu kỳ thức – ngủ của trẻ chưa ổn định. Thế nên nếu thấy bé ngủ quá 2,5 giờ thì nên đánh thức trẻ dậy. Qua giai đoạn sơ sinh thì trẻ tự biết thức khi đói và ngủ khi no.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ
Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị mất ngủ. Bất kỳ tổn thương thực thể nào cũng đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ví dụ, trẻ bị béo phì thường có mô mỡ xung quanh cổ nhiều hơn các trẻ khác, từ đó mà tăng áp lực lên đường hô hấp và chặn không khí đi đến phổi. Điều này khiến trẻ thở khó khăn và dẫn đến khó ngủ. Một số bệnh lý khác cũng có thể gây khó ngủ với trẻ như tiểu đường, trẻ bị tăng động, trầm cảm..
Thiếu vi chất
Trẻ sơ sinh thiếu vi chất có thể khiến trẻ bị mất ngủ. Thiếu vi chất cũng khiến trẻ dễ mắc phải một số bệnh lý như còi xương. Trẻ bị còi xương sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, ngủ không sâu giấc, hay ngủ gà vào ban ngày.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Ở trẻ sơ sinh, sức đề kháng của trẻ còn yếu, nên dễ bị nhiễm khuẩn nếu có vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm khuẩn đường hô hấp là một trong nhiều bệnh phổ biến ở nhóm này. Các nhiễm khuẩn hô hấp như viêm mũi, viêm phổi, viêm tiểu phế quản có thể khiến trẻ khó thở, khò khè… Tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ sơ sinh mất ngủ và quấy khóc mẹ.
Nguyên nhân sinh lý
– Trẻ có thể bị tỉnh giấc khi có tác động từ bên ngoài như sấm chớp, tiếng chuông điện thoại, tiếng đóng cửa vì trẻ sơ sinh khá nhạy cảm và rất dễ giật mình đối với thế giới xung quanh
– Trẻ trong giai đoạn sơ sinh (chỉ bú sữa) sẽ thường xuyên thức giấc để đòi bú do sữa ở dạng lỏng và đặc biệt là sữa mẹ rất dễ tiêu hóa
– Đôi khi vận động quá nhiều có thể khiến trẻ sinh ra nhiều Cortisol- một loại hormone gây khó ngủ.
Một vài nguyên nhân khác
– Trẻ khó chịu do mặc phải loại tã ẩm ướt, nóng nực
– Trẻ ngủ trong môi trường không thuận lợi như quá nóng hoặc quá lạnh.
– Trẻ bú không đủ lượng sữa cần thiết cho mỗi cữ bú. Điều này làm cho trẻ đói và khó ngủ.
-Bố mẹ không điều chỉnh ánh sáng thích hợp khi trẻ ngủ. Chẳng hạn như không che bớt ánh nắng, bật đèn quá sáng.
– Phụ huynh không tạo không gian yên tĩnh khi trẻ ngủ. Chẳng hạn như nói chuyện to tiếng, bật nhạc quá lớn, không cho bé ngủ trong phòng kín yên tĩnh,…
– Môi trường xung quanh trẻ thay đổi. Ví dụ trẻ mới từ bệnh viện về nhà.
– Trẻ đã quen được bố mẹ đưa võng nôi, bế bồng khi ngủ.
– Phòng ngủ của bé quá ồn hoặc có quá nhiều ánh sáng.
– Nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng. Tiếp xúc nhiều với ánh sáng đèn vào ban đêm và ít ánh sáng tự nhiên ban ngày.
– Kích thích trẻ quá nhiều trước giờ ngủ (chơi đùa, nói chuyện): phải kết thúc trước 2-3 giờ.
– Ngủ trưa trễ hoặc quá nhiều.
– Tính khí trẻ: trẻ dễ tính thường dễ ngủ hơn.
– Ảnh hưởng từ gia đình: Mẹ trầm cảm
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh khó ngủ
– Tập cho trẻ thói quen ngủ và thức vào những giờ nhất định trong ngày. Như thế sẽ giúp trẻ hình thành nên đồng hồ sinh học, tạo thuận lợi cho việc ngủ.
– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi. Chọn những loại tã khô thoáng, chất liệu thân thiện, không gây kích ứng da.
– Cho trẻ ngủ trong môi trường có ánh sáng dịu nhẹ.
– Tạo không gian có âm thanh êm đềm để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn. Chẳng hạn như ru cho trẻ ngủ, bật nhạc trữ tình êm dịu.
– Cho trẻ cầm nắm những đồ vật mà trẻ yêu thích trong khi ngủ. Mục đích là để tạo cho trẻ cảm giác an toàn, trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
– Tạo một không gian với nhiệt độ mát mẻ, tốt nhất là bật điều hòa trong khoảng từ 27 đến 29 độ C. Không để trẻ ngủ trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh
– Mẹ không nên để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Khi trẻ còn thức, mẹ nên chơi với trẻ càng nhiều càng tốt. Lúc cho trẻ bú, mẹ cũng nên nói chuyện và hát cho bé nghe. Vào ban đêm, mẹ nên cho trẻ bú đủ trước khi ngủ để trẻ không thức giấc. Đồng thời, giữ yên tĩnh và điều chỉnh ánh sáng thích hợp để trẻ dễ ngủ hơn.
– Khi bé buồn ngủ, mẹ có thể bế và hát ru hoặc cho bé nghe nhạc. Đến lúc bé thiu thiu ngủ thì đặt bé xuống giường. Mẹ sẽ tạo thói quen xấu nếu để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống. Hoặc mẹ đưa võng, lắc nôi khi bé ngủ. Vì khi không được bế bồng hoặc đu đưa bé sẽ quấy khóc và không chịu ngủ.
– Không gian phòng ngủ của bé cần sự thoáng đãng, mát mẻ, có ánh sáng dịu nhẹ và nên hạn chế tiếng ồn xung quanh trẻ.
– Không nên có bất kỳ kích thích hoặc hoạt động nào gần giờ đi ngủ.
– Thiết lập thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ, phát cho con các tín hiệu để con nhận thấy đã đến giờ đi ngủ như thay đồ ngủ, hát ru, tắm, đọc sách, hôn chúc ngủ ngon..
– Hát ru hoặc bật nhạc nhẹ khi bé đang buồn ngủ.
– Đối với những cơn thức đêm, hãy an ủi và trấn an bé bằng cách vỗ về và xoa dịu. Đừng mang bé ra khỏi giường.
– Cho con ăn đủ no các bữa trong ngày, không cho con ăn đêm khi không quá cần thiết.
Lưu ý: Đối với những nguyên nhân mất ngủ do bệnh lý, bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp khắc phục phù hợp.
Những điều bố mẹ không nên làm
Để trẻ có được giấc ngủ sinh lý thật ngon, bố mẹ nên tránh những việc làm sau đây:
- Cho trẻ bú quá no trước khi ngủ.
- Để cho trẻ vận động quá nhiều trước khi đi ngủ.
- Lạm dụng võng, nôi điện sẽ khiến giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào những vật dụng này.
- Sử dụng thuốc tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như thuốc kích thích thần kinh, thuốc ngủ.
Nói chung, trẻ sơ sinh như một tờ giấy trắng. Bé sẽ ngủ ngoan nếu bố mẹ tập cho bé thói quen tốt, dạy bé cách ngủ đúng thời điểm. Giấc ngủ của trẻ không những quan trọng đối với trẻ mà còn quan trọng đối với người mẹ. Nếu trẻ quấy khóc nhiều về đêm thì cũng sẽ khiến mẹ không ngủ đủ giấc. Từ đó, bạn sẽ không đủ sức khỏe để chăm sóc trẻ.
Chính vì những lý do trên, tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ cần phải được quan tâm. Mục đích là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giấc ngủ, cho sự phát triển toàn diện của bé. Đồng thời gìn giữ sức khỏe cho phụ huynh để bố mẹ có đủ năng lượng chăm sóc bé tốt hơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG
Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam
- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.
- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213
- Zalo: 0943919116