Các nguyên nhân trẻ khóc đêm thường gặp mà ba mẹ nên lưu ý

Trẻ khóc đêm là tình trạng rất phổ biến. Đặc biệt là ở những trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ chưa biết được nguyên nhân trẻ khóc đêm. Vì vậy dẫn đến việc chăm sóc trẻ chưa hợp lý và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu về các nguyên nhân trẻ khóc đêm. Từ đó giúp nhận biết được tình trạng sức khỏe của trẻ và có các biện pháp xử lý phù hợp.

Cac nguyen nhan tre khoc dem thuong gap ma ba me nen luu y
Các nguyên nhân trẻ khóc đêm thường gặp mà ba mẹ nên lưu ý

Các nguyên nhân trẻ khóc đêm sinh lý

Tình trạng trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi hay khóc đêm thường liên quan đến các dấu hiệu sinh lý bình thường của cơ thể. Các vấn đề này có thể tự hết sau một thời gian hoặc khi ba mẹ chăm sóc trẻ đúng cách.

– Hệ thần kinh chưa hoàn thiện: Đây là giai đoạn hệ thần kinh và não bộ của trẻ đang dần phát triển và hoàn thiện. Vì vậy, trẻ dễ gặp ác mộng, giật mình và tỉnh giấc giữa đêm. Lúc này, phản ứng đầu tiên của trẻ thường là quấy khóc, khó chịu.

Nguyên nhân trẻ khóc đêm do kích thích hệ thần kinh rất khó để xử lý. Do đó, ba mẹ cần chấp nhận việc trẻ quấy khóc trong thời gian này. Khi trẻ đến 4 tháng tuổi thì hiện tượng khóc đêm sẽ giảm dần.

– Trẻ đói bụng: Một trong những nguyên nhân trẻ khóc đêm phổ biến khác là do đói bụng. Trẻ nhỏ phải ăn sữa nhiều bữa trong ngày. Thông thường là cách 3 đến 4 giờ, mẹ cần cho trẻ bú một lần. Vì vậy, trẻ có thể bị đói bụng giữa đêm, tỉnh giấc và quấy khóc. Mẹ cần cho trẻ bú ngay để giúp trẻ giảm khóc và chìm dần vào giấc ngủ.

– Trẻ tè dầm: Đây không phải là nguyên nhân trẻ khóc đêm quá phổ biến. Bởi vì, có rất nhiều trẻ không cảm thấy khó chịu, mẫn cảm với việc tã bị ẩm ướt. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên bỏ qua vấn đề này. Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể tỉnh giấc do tã bị ướt do đi tè. Từ đó dẫn đến quấy khóc giữa đêm.

– Trẻ khóc đêm do tiếng ồn hoặc không gian ngủ không thích hợp: Vấn đề này thực sự không quá thường gặp. Bởi vì hầu hết ba mẹ có con nhỏ đều quan tâm tới việc sắp xếp không gian ngủ cho con. Tuy nhiên, đôi khi nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh, hay những tiếng ồn xung quanh có thể khiến trẻ giật mình, tỉnh giấc và quấy khóc.

Tieng on cung la nguyen nhan tre khoc dem
Tiếng ồn cũng là nguyên nhân trẻ khóc đêm

Các vấn đề bệnh lý

Bên cạnh các dấu hiệu sinh lý, một số vấn đề bất thường ở cơ thể cũng là nguyên nhân trẻ khóc đêm. Các vấn đề này cần được chăm sóc và điều trị phù hợp thì tình trạng quấy khóc của trẻ mới có thể thuyên giảm. Do đó, đây là các nguyên nhân ba mẹ cần quan tâm.

Thiếu canxi, vitamin D là nguyên nhân trẻ khóc đêm

Ba mẹ thường nghe về vai trò của canxi và vitamin D đối với sự phát triển xương khớp, chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, hai dưỡng chất này còn rất quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh.

Trẻ thiếu canxi thì hệ thần kinh thường ở trạng thái hưng phấn. Vì vậy, trẻ thường ngủ không sâu giấc, dễ giật mình và quấy khóc. Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu canxi của trẻ. Do đó, khi thiếu hai chất này, trẻ thường khóc đêm, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Ba mẹ cần bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ trong các giai đoạn phát triển. Vấn đề này cần tuân theo sự hướng dẫn của các bác sĩ nhi khoa.

Thieu canxi khien tre giat minh va khoc dem

Trẻ bị kích ứng mũi

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì da và niêm mạc rất mỏng, dễ bị xâm nhập và tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Do đó, khi vào ban đêm, thời tiết trở lạnh hơn thì niêm mạc mũi trẻ có thể bị kích ứng, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Các sợi bông thừa trong chăn, gối và mùi khói thuốc, hóa chất cũng có thể làm mũi trẻ bị dị ứng. Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ tỉnh giấc và quấy khóc về đêm. Nếu ba mẹ thấy trẻ thường xuyên khua tay lên mặt mình thì có thể kích ứng mũi là nguyên nhân trẻ khóc đêm.

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân trẻ khóc đêm

Một trong những nguyên nhân trẻ khóc đêm phổ biến là sự bất thường trong hệ tiêu hóa của trẻ. Bởi vì ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và lượng vi sinh vật có lợi cũng không đảm bảo. Do đó, trẻ dễ gặp phải các vấn đề như chướng bụng, khó tiêu, đau bụng,…

Còn những trẻ lớn hơn thì dễ bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn, dị ứng với sữa công thức, dẫn đến đầy hơi, tích tụ thức ăn ở ruột. Khi đó, áp lực sẽ dồn lên cơ hoành, làm cho trẻ khó thở, khó ngủ và quấy khóc liên tục.

Roi loan tieu hoa la nguyen nhan tre khoc dem
Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân trẻ khóc đêm

Việc tìm hiểu các nguyên nhân trẻ khóc đêm sẽ giúp việc điều trị được thuận lợi và đúng cách hơn. Từ đó giúp ba mẹ chủ động hơn trong quá trình chăm sóc trẻ. Nếu còn thắc mắc về các nguyên nhân trẻ khóc đêm, hãy nhắn tin cho chúng tôi qua Zalo/Messenger để được tư vấn chi tiết nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG

Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam

- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội

- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.

- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213

- Zalo: 0943919116

Bài viết liên quan