Là mẹ bỉm cần biết cách trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả này

Làm mẹ mà dễ thì chắc chẳng có việc gì khó, nhưng nó sẽ dễ dàng hơn nếu bạn trang bị tốt kiến thức chăm con chuẩn khoa học. Cách trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là 1 kiến thức mà các mẹ không được bỏ qua, vì tiêu chảy để kéo dài có thể gây chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, biểu hiện qua việc đi ngoài phân lỏng lỏng, rất lỏng, thậm chí chỉ toàn nước khác hẳn mọi ngày. Số lần đi ngoài thường là 3-4 lần/ngày, hoặc cũng có thể lên đến 7-8 lần/ngày tùy từng trẻ. 

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, biểu hiện qua việc đi ngoài phân lỏng lỏng, rất lỏng, thậm chí chỉ toàn nước khác hẳn mọi ngày. Số lần đi ngoài thường là 3-4 lần/ngày, hoặc cũng có thể lên đến 7-8 lần/ngày tùy từng trẻ. 

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rối loạn tiêu hóa thường có liên quan đến những nguyên nhân chính sau:

  • Nhiễm khuẩn: Đây là tình trạng gây ra do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột của trẻ. 
  • Nhiễm Virus: cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, trong đó có rotavirus, vi khuẩn salmonella và ký sinh trùng giardia. Tại Việt Nam, cứ 2 trẻ nhập viện do tiêu chảy cấp thì có 1 trẻ nhiễm virus rota.
  • Dị ứng, kích thích sữa mẹ: Đây cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng như nôn mửa và thường kết thúc trong 24h nếu phát hiện và xử trí kịp thời.
  • Dùng kháng sinh: Khi đi vào cơ thể, kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng đường ruột, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy – mẹ bỉm cần làm gì?

Cách trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh – ba mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy gây ra tình trạng mất nước, mất điện giải. Do vậy, cách trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh cần phải kết hợp bù nước, bù điện giải với việc điều trị nguyên nhân gây tiêu chảy. 

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy gây ra tình trạng mất nước, mất điện giải. Do vậy, cách trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh cần phải kết hợp bù nước, bù điện giải với việc điều trị nguyên nhân gây tiêu chảy. 
  • Mua Oresol để bù nước cho trẻ: Cần pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm, chỉ pha với nước đã đun sôi, không pha với các loại nước khác. Lưu ý cần phải pha đúng tỷ lệ, tuyệt đối không được pha ít nước hơn so với hướng dẫn. Sau đó cho trẻ uống chậm, uống thay nước, thường uống từ 50 – 100ml (tương đương khoảng 10 – 20 muỗng cà phê) sau mỗi lần trẻ tiêu chảy.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Thường tiêu chảy do nhiễm khuẩn sẽ được bác sĩ thăm khám và cho sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên nếu ở trẻ sơ sinh tiêu chảy do virus gây ra thì không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà không có tác dụng tiêu diệt virus, nên không có tác dụng trong điều trị tiêu chảy trẻ em do virus gây ra.
  • Bổ sung men vi sinh – Probiotics: Trẻ bị tiêu chảy rất nên bổ sung men vi sinh Probiotic vì có thể làm giảm tiêu chảy nhanh hơn 1 – 1,5 ngày.

Khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay?

Ba mẹ của trẻ hoặc người chăm sóc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu trẻ

  • Bị tiêu chảy quá nhiều lần trong vòng hơn 24 tiếng đồng hồ
  • Nhỏ hơn 6 tháng tuổi
  • Đã điều trị và chứng tiêu chảy vẫn tiếp tục tái diễn
  • Đau bụng hoặc đau trực tràng nặng
  • Sốt trên 39 độ C
  • Phân có máu hoặc mủ

Probiotic (men vi sinh) hiệu quả như thế nào đối với điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh?

Bổ sung probiotic có thể giúp dự phòng một số loại tiêu chảy và giúp điều trị tiêu chảy bằng cách tái tạo và duy trì lợi khuẩn đường ruột.

Probiotic men vi sinh hieu qua nhu the nao doi voi dieu tri tieu chay o tre so sinh

Probiotic sẽ chống lại các vi khuẩn gây bệnh bằng cách cạnh tranh về dinh dưỡng với những vi khuẩn này, làm tăng hệ miễn dịch và thay đổi môi trường đường ruột để các hoạt động của vi khuẩn gây bệnh bị hạn chế lại.

Các loại probitic tốt nhất để điều trị tiêu chảy

Có hàng trăm chủng probiotic khác nhau, nhưng các nghiên cứu cho thấy chỉ một số chủng mới có lợi ích chống lại tiêu chảy, bao gồm:

Cac loai probitic tot nhat de dieu tri tieu chay
  • Lactobacillus rhamnosus GG(LGG): Đây là chủng được bổ sung nhiều nhất và được WHO khuyến nghị hàng đầu vài hiệu quả đem lại cao nhất. LGG là một trong số ít những loại probiotic có thể có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ em.
  • Saccharomyces boulardii: Là một chủng nấm thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn và tiêu chảy do điều trị kháng sinh
  • Bifidobacterium lactis: Loại probiotic này có thể tăng cường miễn dịch và bảo vệ ruột, giúp giảm mức độ và tần suất tiêu chảy ở trẻ em.
  • Lactobacillus casei: Là một chủng probiotic khác đã được nghiên cứu có lợi ích chống lại tình trạng tiêu chảy. Một số nghiên cứu cho thấy chủng probiotic này có thể điều trị tình trạng tiêu chảy do kháng sinh và tiêu chảy do nhiễm khuẩn ở trẻ em và người trưởng thành.

Mặc dù các chủng probiotic khác cũng có thể hỗ trợ điều trị tiêu chảy nhưng những chủng trên đây là những chủng được nghiên cứu nhiều nhất về tác dụng này.

Probiotic được đo bằng đơn vị hình thành khuẩn lạc (Colony Forming Units –CFU) Đa số các sản phẩm bổ sung probitic có chứa từ 1-10 tỉ CFU trên 1 liều. Tuy nhiên, một số loại probiotic có chứa tới 100 tỉ CFU.

THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG

Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam

- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội

- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.

- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213

- Zalo: 0943919116

Bài viết liên quan