Kháng sinh trị tiêu chảy cho trẻ em được chỉ định trong các trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu các dung dịch bù nước, điện giải, ba mẹ cần nắm vài thông tin về các kháng sinh điều trị bệnh để chủ động hơn trong quá trình chăm sóc trẻ. Từ đó sử dụng thuốc đúng cách và đạt hiệu quả cao trong trị liệu.
Azithromycin
Azithromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid giúp điều trị tiêu chảy do vi khuẩn tả và campylobacter gây nên. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh này khi nhận thấy khu vực trẻ đang sống có dịch tả hoặc trẻ có nhiều dấu hiệu nghi ngờ nhiễm tả như: Đi ngoài phân lỏng liên tục kèm theo buồn nôn và ói mửa.
Azithromycin giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó hạn chế được những tổn thương đường ruột. Tuy nhiên, ba mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Vì nếu sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể gây chết các lợi khuẩn ruột, khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Hàm lượng azithromycin sử dụng cho trẻ bị tiêu chảy là 6-20mg/kg, uống 1 lần/ngày và kéo dài từ 1-5 ngày.


Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là kháng sinh trị tiêu chảy cho trẻ em có hiệu quả rất tốt đối với các trường hợp nhiễm lỵ trực khuẩn. Vì vậy, ciprofloxacin thường được chỉ định khi phân của trẻ có lẫn máu. Tuy nhiên, để chắc chắn, trước khi kê đơn bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy.
Tương tự như azithromycin, ba mẹ cũng không được tự ý cho trẻ uống ciprofloxacin khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mà cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất khi thấy dấu hiệu phân có lẫn máu.
Liều lượng ciprofloxacin sử dụng cho trẻ bị tiêu chảy là 15mg/kg/lần và uống 2 lần/ngày. Việc sử dụng thuốc chỉ cần 3 ngày là có thể cải thiện được tình trạng tiêu chảy do lỵ trực khuẩn.


Metronidazol
Metronidazol là kháng sinh trị tiêu chảy cho trẻ em được chỉ định trong các trường hợp trẻ bị nhiễm lỵ amip hay giardia. Trước khi kê đơn kháng sinh này, bác sĩ sẽ xét nghiệm phân của trẻ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vì liều lượng metronidazol sử dụng cho trường hợp nhiễm lỵ amip và nhiễm giardia khác nhau nên không được tự ý sử dụng khi chưa biết được tác nhân gây tiêu chảy.
Liều lượng metronidazol dùng cho trẻ bị tiêu chảy do lỵ amip là 10mg/kg/lần, ngày uống 3 lần và dùng kéo dài 5 hoặc 10 ngày tùy theo tình trạng của trẻ. Đối với trường hợp nhiễm giardia thì cần dùng 5mg/kg/lần, ngày uống 3 lần và chỉ uống trong 5 ngày.


Doxycyclin
Doxycyclin là kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tả gây tiêu chảy ở trẻ em. Tuy nhiên, kháng sinh này không phải là thuốc đầu tay trong điều trị bệnh. Nó chỉ được chỉ định khi trẻ không đáp ứng hay dị ứng với azithromycin.
Hàm lượng doxycyclin sử dụng trong một lần 300mg và cần có sự kê đơn của bác sĩ mới được dùng. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc kháng sinh này thường áp dụng cho trẻ tiêu chảy đã nhập viện và dưới sự theo dõi của nhân viên y tế.


Ngoài các kháng sinh trên thì erythromycin, pivmecillinam, ceftriaxone cũng được lựa chọn trong điều trị tiêu chảy ở trẻ. Tuy nhiên, các kháng sinh này chỉ được dùng thay thế trong các trường hợp không thể sử dụng các loại kháng sinh trên.
Có nhiều loại kháng sinh trị tiêu chảy cho trẻ em. Vậy nên hiểu biết sơ bộ về các loại thuốc này sẽ giúp ba mẹ yên tâm hơn trong quá trình điều trị. Từ đó việc chăm sóc trẻ cũng được chủ động hơn.
Nếu còn thắc mắc về các thuốc trị tiêu chảy ở trẻ, hãy nhắn tin qua Zalo/Messenger để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tư vấn một cách chi tiết nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG
Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam
- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.
- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213
- Zalo: 0943919116