Trẻ quấy khóc đêm là một trong số những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này khiến không ít các mẹ lo lắng và là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình trong quá trình chăm sóc con. Đây có thể là một dấu hiệu sinh lý bình thường, tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài thì các mẹ không nên chủ quan vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ.
Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho mẹ về hiện tượng trẻ quấy khóc đêm và cách xử lý tại nhà đơn giản và hiệu quả. Đọc ngay bài viết của chúng tôi bên dưới nhé


Nội dung
Nguyên nhân trẻ quấy khóc đêm
Cơ thể trẻ rất nhạy cảm vì vậy bất kì yếu tố nào bên ngoài tác động cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Sau đây là những nguyên nhân có thể gặp khiến trẻ quấy khóc đêm:
Có thể trẻ đang đói bụng
Dạ dày của trẻ nhỏ nên mẹ cần cho con ăn nhiều lần và đều đặn trong ngày. Thông thường, cứ cách hai đến ba giờ đồng hồ, mẹ nên cho con ăn một lần. Theo đó, mẹ có thể nhận biết được rằng con đang đói thông qua việc theo dõi những dấu hiệu như trẻ thường hay quấy khóc hoặc cho tay vào miệng. Lúc này, mẹ hãy cho con ăn no để có một đêm yên bình.


Trẻ bị đau bụng, chướng bụng
Hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này chưa được hoàn thiện về mặt chức năng. Đồng thời, lượng lợi khuẩn ở ruột cũng không đảm bảo. Do đó, trẻ rất dễ bị khó tiêu, dị ứng sữa,… dẫn đến đau bụng, chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu, sinh ra ngủ không ngon giấc, quấy khóc đêm
Trẻ quấy khóc ban đêm là dấu hiệu cho thấy bé cần được thay tã
Một số trẻ có thể không có phản ứng gì với việc tã bị bẩn hoặc ướt trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số trẻ lại phản ứng dữ dội để được thay tã ướt hoặc bẩn ngay lập tức. Nếu con quấy khóc vì nguyên nhân này thì mẹ nhanh chóng thay tã cho trẻ để bé có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trở lại.
Trẻ cảm thấy lạnh
Khi trẻ cảm thấy lạnh, trẻ cũng có thể quấy khóc. Vì vậy, bố mẹ có thể trang trí phòng ngủ của con với những loại đèn có màu sắc ấm áp. Điều này sẽ làm dịu cơn lạnh của trẻ và giúp con sớm trở lại giấc ngủ.
Trẻ mọc răng
Nếu con hay khóc về ban đêm mà không rõ nguyên nhân, bố mẹ hãy kiểm tra xem liệu trẻ có đang mọc răng hay không. Bởi lẽ những cơn đau nướu khi mọc răng sẽ khiến trẻ khó ngủ và hay khóc vào ban đêm.


Trẻ bị kích thích quá mức
Việc bố mẹ đưa con tới những địa điểm công cộng đông người, trung tâm mua sắm hay nghe những bản nhạc có tiết tấu nhanh,… có thể khiến bé hay khóc vào ban đêm. Nguyên nhân là bởi những điều này có thể khiến trẻ gặp ác mộng khi ngủ, từ đó con sẽ bị giật mình và quấy khóc.
Do một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác hy hữu hơn là côn trùng đốt, chích hay chui vào tai của con hoặc bé bị giun kim quấy rối vào lúc ban đêm. Trẻ ngủ ngày nhiều, bị tác động bởi những loại tiếng ồn như xe cộ ngoài đường, âm thanh phát ra từ tivi, không gian ngủ không thoải mái,… cũng là lý do khiến con quấy khóc về đêm.
Biểu hiện quấy khóc đêm ở trẻ
Biểu hiện bình thường khi trẻ quấy khóc đêm
Trong khoảng thời gian từ khi trẻ mới sinh cho đến 8 tuần tuổi, trẻ thường quấy khóc và khiến cho ba mẹ lo lắng. Tuy nhiên, việc trẻ khóc trong giai đoạn này được coi là bình thường của trẻ trong khi làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Vì vậy, ba mẹ không cần quá lo lắng khi con hay quấy khóc vào ban đêm
Tình trạng trẻ quấy khóc đêm sẽ bắt đầu giảm dần khi con được 4 tháng tuổi trở lên. Lý do là em bé đã thích nghi được với môi trường và các ông bố bà mẹ cũng đã nắm được những thói quen của em bé nên việc chăm sóc sẽ tốt hơn
Biểu hiện con khóc đêm bình thường là thỉnh thoảng hay giật mình khi ngủ, khóc thành từng đợt, thường sau 10h tối hoặc 1-2 giờ sáng.
Biểu hiện không bình thường khi trẻ quấy khóc đêm
Những dấu hiệu bất thường của việc con quấy khóc vào ban đêm là:
– Trẻ hay tỉnh giấc giữa đêm, giật mình liên tục trong lúc ngủ, la hét. Hiện tượng này một phần là do hệ thống thần kinh của con đang trong quá trình phát triển, khả năng ức chế còn kém gây ra hiện tượng trẻ quấy khóc. Tuy nhiên lý do chủ yếu nhiều là do con đang gặp vấn đề bất thường trong cấu trúc và chức năng của não bộ.
– Trẻ khóc dai dẳng kéo dài 3-4 tuần liên tục, ngày nào cũng khóc trên 3 tiếng.
– Khi trẻ khóc thường kèm theo cơn đau bụng, kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ.
Cách xử lý trẻ quấy khóc đêm
Giải pháp giúp bố mẹ khắc phục con hay quấy khóc ban đêm:
– Mẹ cho con bú: khi con khóc đêm rất có thể do con bị đói, mẹ hãy cho con một bình sữa ấm hoặc bú sữa mẹ. Mẹ có thể giúp con quên đi cơn khóc bằng cách thay đổi núm vú.
– Cho con đồ chơi: bố mẹ giúp con cảm thấy an tâm bằng những đồ chơi quen thuộc, yêu thích của con. Một số mẹo sử dụng núm vú giả cho con ngậm để con ngủ ngon hơn.
– Không đắp quá nhiều chăn cho bé để tránh toát mồ hôi dễ bị cảm lạnh. Không để đèn quá sáng khi em bé ngủ và không để có tiếng ồn to, tránh gây cho bé giật mình và thức giấc.
– Vỗ về, trò chuyện với con: bé giật mình, khóc quấy là do cảm thấy bất an. Vì vậy, mẹ nên vuốt lưng con, hát ru con ngủ để cho bé bớt căng thẳng, tấn an và tạo cảm giác an toàn cho con. Tuy nhiên, không vỗ lưng khi em bé giật mình hay cho bú mà cần quan sát xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ dỗ dành bé và cho bé bú khi bé bật khóc to và có cử động mạnh.


– Thay tã lót khi cần: bố mẹ hãy giữ cơ thể của con luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát làm trẻ luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái, từ đó con sẽ ít quấy khóc hơn.
– Sử dụng các bài thuốc dân gian: một số loại thảo dược có tác dụng giúp trẻ ngủ sâu giấc lá tía tô đất, hoa lạc tiên tây và hoa đoạn lá bạc. Tuy nhiên với những bài thuốc dân gian này cần phải hỏi bác sĩ để được tư vấn loại phù hợp với thể trạng của con yêu.
– Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: một trong những nguyên nhân khiến trẻ thức giấc ban đêm là do con ngủ quá nhiều ban ngày. Do vậy, các chuyên gia khuyên bố mẹ rằng tập cho con ngủ đúng giờ, ngủ trong phòng ánh sáng vừa đủ, thông thoáng, ít tiếng ồn để tránh trường hợp con bị tác động trong khi ngủ.
– Bổ sung vitamin D, canxi cho bé để tránh còi xương suy dinh dưỡng, vì còi xương cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ ngủ hay khóc đêm. Phòng ngừa thiếu vitamin D và canxi bằng cách không để em bé nằm trong phòng quá kín và thiếu ánh sáng.
– Cho trẻ uống men vi sinh: Chức năng đường ruột tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ và việc hạn chế tình trạng đau bụng, chướng bụng cũng sẽ giúp trẻ giảm quấy khóc vào ban đêm. Do đó, trẻ sơ sinh nên được bổ sung các chủng lợi khuẩn đường ruột. Các vi khuẩn có lợi này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa sữa, thức ăn và phòng ngừa các trường hợp đầy bụng, chướng bụng ở trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn và hạn chế trẻ sơ sinh khóc đêm. Mẹ đừng quá lo lắng mà hãy tìm hiểu và áp dụng những lời khuyên trên khi trẻ quấy khóc đêm. Trong trường hợp con quấy khóc kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì mẹ nên cho trẻ đi bệnh viện khám kịp thời, phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn và điều trị hiệu quả.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÃN HÀNG
Công ty TNHH Đào Thạch là NPP ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam
- Trụ sở chính: ô 12, D43-LK3, khu D KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 127 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Quận Tân Bình, HCM.
- Hotline tư vấn (miễn phí cước gọi): 18006213
- Zalo: 0943919116